Một số mẹo tìm kiếm trên Google Scholar

Hãy tận dụng Google Scholar một cách hiệu quả nhất với các mẹo nhỏ về tìm kiếm, đặt chuông báo cho email, truy xuất trích dẫn và hơn thế nữa!

  1. Tìm kiếm các bài báo mới xuất bản gần nhất

Thông thường, những kết quả tìm kiếm thường được mặc định sắp xếp theo mức độ liên quan hơn là thời gian xuất bản. Để tìm được các bài báo mới đăng, độc giả có thể thử các lựa chọn sau trên thanh tìm kiếm bên tay trái:

  1. Chọn “Since Year” để thể hiện các bài báo mới xuất bản, sắp xếp dựa trên mức độ liên quan 
  2. Chọn “Sort by date” để sắp xếp lại những kết quả trên theo trình tự thời gian
  3. Chọn biểu tượng phong thư (“Create alert”)  để nhận được các kết quả tìm kiếm mới qua email. 
Ví dụ với từ khoá “covid” trên thanh tìm kiếm Google Scholar
  1. Định vị toàn văn bài báo 

Các bản tóm tắt bài báo (abstract) thường có sẵn và miễn phí, tuy nhiên để đọc toàn văn bài báo, độc giả có thể phải nộp phí đăng kí theo dõi tạp chí chuyên ngành. Để tìm đọc những bản toàn văn này, chúng ta có thể thử một số bước như sau:

  1. Chọn đường dẫn của thư viện, ví dụ “FindIt@Harvard” (Settings > Library links)
  1. Chọn đường dẫn [PDF] ở bên phải kết quả tìm kiếm
Ví dụ với PDF trên tạp chí Nature 
  1. Chọn “All versions” dưới kết quả tìm kiếm và xem các nguồn tương tự 
Ví dụ với bài báo “COVID-19: what is next for public health?” có 10 versions
  1. Chọn “Related articles” hoặc “Cited by” dưới kết quả tìm kiếm để khám phá các bài báo tương tự 

Nếu độc giả có liên kết với một trường đại học nhưng không tìm thấy các đường link như “FindIt@Harvard”, hãy liên hệ với các thư viện gần nhất để tìm cách truy cập các bài báo trực tuyến. Có thể sẽ cần sử dụng máy tính với kết nối mạng trong khuôn viên trường, hoặc tự thay đổi proxy của thư viện trên máy tính của bạn. 

  1. Tìm kiếm các kết quả phù hợp
  • Nếu bạn chưa thật sự quen thuộc với một chủ đề nào đó, việc học các thuật ngữ từ nguồn thứ cấp sẽ giúp ích cho bạn. Ví dụ, bạn có thể tìm một bài báo Wikipedia cho chủ đề “thừa cân” (overweight), bạn sẽ được gợi ý một thuật ngữ như “pediatric hyperalimentation” (tạm dịch: truyền dưỡng chất cho trẻ).
  • Nếu kết quả tìm kiếm chi tiết hơn nhiều so với những gì bạn cần, thử kiểm tra các bài báo được trích dẫn trong phần “References”. Các bài báo được trích dẫn sẽ mang tính khái quát hơn. 
  • Tương tự, nếu các kết quả tìm kiếm quá đơn giản, bạn cũng có thể chọn “Cited by” để tra cứu các bài báo mới hơn cùng trích dẫn chủ đề này. Những bài báo mới hơn thường sẽ chi tiết hơn.  
  • Không ngừng khám phá! Rất khó có thể tìm ra một câu trả lời duy nhất cho một câu hỏi nghiên cứu. Bạn có thể tuỳ chọn “Related articles” hoặc “Cited by” để tra cứu các bài báo liên quan nhất, hoặc tìm kiếm tên tác giả để xem họ đã nghiên cứu những gì.

--- Bài viết này có hữu ích không? ---

Nhấn sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 1 / 5. Số đánh giá: 1

Chưa có đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

Tin Hot

Tin đang nổi

Theo dõi

Tin ảnh