Việc trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện phần lớn công việc khiến quá trình này trở nên không cần thiết. Đã đến lúc tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà khoa học trong việc xin tài trợ cho đề tài của mình.
Mỗi khi có ý tưởng thực hiện một dự án/đề tài khoa học, các nhà nghiên cứu thường bỏ ra một lượng thời gian và công sức lớn cho các loại giấy tờ thủ tục để xin tài trợ.
Không còn xa lạ gì với những nhà nghiên cứu đã có kinh nghiệm, việc xin tài trợ cho một đề tài đòi hỏi rất nhiều loại giấy tờ và minh chứng khác nhau, có thể kể đến một bản tóm tắt chung, một bản tóm tắt dài, CV học thuật, các giải thích về tính cấp thiết/tính ứng dụng, gây quỹ cộng đồng, hồ sơ các thành viên đề tài, kế hoạch quản lý dự án, thư giới thiệu, và thời gian hoàn thành dự kiến của đề tài, cũng như hàng loạt các đề mục nho nhỏ khác cần phải được điền.
Các thành viên hội đồng được giao nhiệm vụ quyết định ai sẽ nhận quỹ cũng nhận thấy quy trình này rất phức tạp. Thông thường, hội đồng xét duyệt sẽ tập trung vào ba câu hỏi chính: Đề xuất này có phù hợp với bản tóm tắt đề tài không? Đề tài được đề xuất có tính mới, tính cấp thiết không? Và ứng viên có phải là chuyên gia trong lĩnh vực phù hợp không? Phần tóm tắt và một phần nhỏ của đề xuất nghiên cứu trả lời hai câu hỏi đầu tiên, trong khi câu hỏi thử ba có thể được trả lời thông qua vài lệnh tìm kiếm ở các cơ sở dữ liệu nhà khoa học.
Hơn nữa, ChatGPT hiện đang bộc lộ những lỗ hổng trong hệ thống này.
Một cuộc khảo sát của Nature năm 2023 với 1.600 nhà nghiên cứu cho thấy hơn 25% sử dụng AI để giúp họ viết bản thảo và hơn 15% sử dụng công nghệ này để giúp họ viết đề xuất tài trợ. Một số nhà khoa học thừa nhận họ sử dụng AI để thực hiện công việc nặng nhọc khi viết một số “tài liệu chết” thay mình, chủ yếu ở các loại giấy tờ thủ tục. AI có thể cắt giảm khối lượng công việc từ ba ngày xuống còn ba giờ.
Một số người có thể coi việc sử dụng ChatGPT trong việc viết đề xuất tài trợ là gian lận, nhưng nó thực sự nêu bật một vấn đề lớn hơn nhiều: việc yêu cầu các nhà khoa học viết các tài liệu có thể dễ dàng tạo bằng AI có ích gì? Chúng ta đang thêm giá trị gì? Có lẽ đã đến lúc các cơ quan tài trợ phải suy nghĩ lại về quy trình đăng ký của mình.
Dịch từ Nature
--- Bài viết này có hữu ích không? ---
Nhấn sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá: 1
Chưa có đánh giá.