Các tạp chí học thuật chuyển sang truy cập mở, một số cá nhân trong ngành thực hiện các biện pháp giảm bất công.

Vẫn tồn đọng những thách thức trong việc đảm bảo các mô hình truy cập mở (open access models) có thể duy trì lâu dài.

Con đường hướng tới khoa học mở, trong đó quá trình nghiên cứu và sản phẩm được tiếp cận bởi tất cả mọi người, được vạch ra với ý đồ tốt đẹp. Một trong những nguyên tắc của nó là khái niệm truy cập mở, theo đó công chúng có thể truy cập vào bài nghiên cứu đã được xuất bản một cách miễn phí. Thoạt nhìn, truy cập mở là một ý tưởng cao quý. Tuy nhiên, trong khi khái niệm này làm cho sản phẩm của quá trình nghiên cứu khoa học được tiếp cận tự do bởi đại chúng việc triển khai nó đã tạo ra bất công giữa các nhà khoa học.

“Ý tưởng này sẽ rất hấp dẫn nếu hoạt động tốt. Nhưng nếu không thực hiện các bước đồng bộ, chúng ta có thể tạo ra nhiều vấn đề hơn.”, theo ông Franco Martin Cabrerizo, nhà hóa học, thành viên Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia ở Argentina (National Scientific and Technical Research Council, Argentina) bàn luận về mô hình truy cập mở. 

Ví dụ, trên con đường hướng tới truy cập mở, một trong nhiều mô hình mà các nhà xuất bản đã sử dụng là mô hình hỗn hợp (hybrid model), trong đó các bài báo vẫn thu phí truy cập  khi tác giả trả thêm phí xử lý để công trình được xuất bản dưới dạng truy cập mở. Sự bất công nảy sinh khi các chi phí bổ sung này ngăn cản những tác giả không có khả năng chi trả chia sẻ công trình khoa học của họ với đối tượng khán giả rộng lớn hơn, ngoài phạm vi người đăng ký tạp chí.

Nhận thức được vấn đề này, một số bên liên quan trong ngành xuất bản đã điều chỉnh hướng đi. Gần đây, Hiệp hội Vật lý Mỹ (American Physical Society – APS) đã tuyên bố sẽ chi trả toàn bộ chi phí xuất bản bài báo trong tạp chí của mình từ nay trở đi đối với nhà khoa học làm việc tại tổ chức phi lợi nhuận ở hơn 115 quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng như các trại tị nạn. Theo chính sách mới, tác giả đủ điều kiện từ các nước có thu nhập thấp và trung bình sẽ tự động xuất bản miễn phí trong bộ sưu tập tạp chí của APS. APS cũng đã hợp tác với tổ chức Research4Life để cung cấp miễn phí quyền truy cập vào bộ sưu tập tạp chí của mình cho các nhà nghiên cứu từ những cộng đồng này.

Phong trào truy cập mở trong xuất bản học thuật bắt nguồn từ sự thành lập cơ sở dữ liệu arXiv.org vào năm 1991, nơi các nhà nghiên cứu vật lý công khai bản thảo của mình miễn phí bằng cách đăng tải lên một kho lưu trữ trực tuyến công khai. Phong trào này đã thu hút sự quan tâm trong vài thập kỷ tiếp theo. Các quốc gia trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Âu tuyên bố cam kết hỗ trợ hoặc yêu cầu rằng các nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ phải được công khai mà không có rào cản chi phí. Từ năm 2000 đến năm 2020, tỷ lệ các bài báo nghiên cứu truy cập mở đã tăng từ khoảng 20% lên khoảng một nửa trong tổng số tài liệu khoa học.”

Tuy nhiên, trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu truy cập mở của độc giả, quá trình giải quyết bên phía cung ứng đã bị tụt lại. Các khoản phí cho phép truy cập mở đã chuyển sự bất công từ độc giả sang tác giả. Các khoản phí xử lý bài báo cao lên tới gần hoặc thậm chí vượt quá 10.000 USD trên một bài báo ở một số tạp chí. Đây có thể là gánh nặng đối với các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia. Ông Franco Martin Cabrerizo chia sẻ rằng trong một số trường hợp, chi phí xuất bản ở các tạp chí hàng đầu có thể ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn tiền lương một năm hoặc toàn bộ ngân sách nghiên cứu của một giáo sư ở quốc gia đang phát triển.

Những khoản phí này khiến sự bất bình đẳng trong diễn ngôn khoa học ngày càng trầm trọng, vì chúng chứa đựng rủi ro. Công trình từ nhóm nghiên cứu có khả năng chi trả chi phí truy cập mở sẽ vươn tới nhiều độc giả hơn nhóm nghiên cứu không thể chi trả. “Chúng tôi sẽ mất tư cách tác giả. Từ góc độ sản xuất tri thức, tôi nghĩ rằng điều này thật tồi tệ, vì mặc dù chúng tôi có thể đọc miễn phí, chúng tôi không thể lên tiếng.” ông Márton Demeter, giáo sư nghiên cứu truyền thông tại Đại học Dịch vụ Công quốc gia Hungary (a professor of communication and media studies at National University of Public Service in Hungary), bàn luận về mô hình làm việc kết hợp theo hướng truy cập mở này. 

Mặc dù miễn lệ phí là một khởi đầu đáng khen ngợi, các nhà nghiên cứu cho rằng cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm thúc đẩy sự phát triển tất yếu của truy cập mở và đảm bảo quá trình triển khai được diễn ra công bằng.

Một số quốc gia đang khám phá các hướng phát triển truy cập mở theo mô hình hỗn hợp. Mạng Thư viện Điện tử Khoa học (Scientific Electronic Library Online – SciELO) là liên minh bao gồm hơn một chục quốc gia, chẳng hạn như Nam Phi và một số quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trên khắp châu Mỹ Latinh và châu Âu. Họ xuất bản nghiên cứu từ các quốc gia thành viên theo mô hình truy cập mở kim cương (diamond open access model), trong đó quá trình xuất bản và truy cập của người đọc đều miễn phí. Mục tiêu là xuất bản những nghiên cứu của địa phương cho các nhà nghiên cứu địa phương về các chủ đề liên quan tại địa phương. Một ví dụ khác của APS là tạp chí khoa học Máy gia tốc và tia đánh giá vật lý (Physical Review Accelerators and Beams – PRAB). Tạp chí hoạt động theo mô hình truy cập mở kim cương, trong đó miễn phí cho tác giả và miễn phí đăng ký cho độc giả.

Tuy nhiên, những thách thức về công tác hậu cần đang đe dọa việc áp dụng rộng rãi các mô hình này. Vấn đề nổi bật nhất là dòng tài trợ bền vững cho tạp chí truy cập mở kim cương khi họ không thu các khoản phí nào từ tác giả và độc giả. Thông thường các tạp chí như thế này, bao gồm PRAB, phải dựa vào nhà tài trợ từ các tổ chức hoặc các doanh nghiệp.“Vẫn còn những câu hỏi rất lớn về cách để dòng tiền chảy, là làm thế nào để tài trợ cho những loại mô hình này một cách bền vững.” theo Ông Tony Ross-Hellauer, một nhà nghiên cứu khoa học mở tại Đại học Công nghệ Graz ở Áo (open science researcher at the Graz University of Technology, Austria).

Ngoài ra, mô hình xuất bản do hiệp hội học thuật tiên phong như SciELO có thể khiến phần lớn gánh nặng hành chính rơi vào chính các nhà nghiên cứu. Ross-Hellauer chia sẻ: “Có vẻ như có một khối lượng công việc phụ thêm mà các học giả phải đảm nhận. Họ không chỉ đóng góp với tư cách là người bình duyệt hoặc biên tập viên cho các tạp chí, mà còn hỗ trợ điều hành cơ sở hạ tầng. Đây có thể trở thành một sinh vật Leviathan giờ hành chính.” Với sự gia tăng không thể tránh khỏi của mô hình xuất bản truy cập mở trong tất cả các lĩnh vực học thuật, ông nói rằng chúng ta hãy chờ xem mô hình xuất bản nào trong giới hàn lâm cuối cùng sẽ hội tụ, cho dù đó là mô hình hỗn hợp, phiên bản kim cương hay một điều gì đó ở giữa.”

“Phí xuất bản bài báo quá cao cũng có thể khuyến khích các nhà xuất bản vì lợi nhuận gia tăng sản xuất càng nhiều bài báo trong các tạp chí của họ. Điều này có thể làm giảm chất lượng của tài liệu nghiên cứu. Ở mức cực đoan, tồn tại các nhà xuất bản ‘săn mồi’ tính phí cao nhưng cung cấp ít hoặc không có đánh giá chất lượng. Về phần mình, APS gần đây đã đồng sáng lập Purpose-Led Publishing, một liên minh các nhà xuất bản vật lý phi lợi nhuận cam kết ưu tiên nghiên cứu chất lượng cao thay vì lợi nhuận. Các tổ chức phi lợi nhuận này cam kết đầu tư tất cả khoản quỹ của họ trở lại vào khoa học.

Tâm điểm của vấn đề bất bình đẳng trong xuất bản học thuật là hệ thống đánh giá hiệu suất của các nhà nghiên cứu trẻ. Hệ thống này vô tình khiến họ trở thành những người tham gia tình nguyện đồng thời là những nạn nhân. Với tiêu chí thăng tiến trong sự nghiệp và cuối cùng là được bổ nhiệm biên chế, các cơ sở thường yêu cầu các học giả mới vào nghề phải công bố công trình của họ ở các tạp chí quốc tế có chỉ số ảnh hưởng đủ cao, bất kể các khoản phí xử lý phát sinh. Thông thường, các khoản tài trợ nghiên cứu có thể đi kèm với điều kiện các nhà nghiên cứu phải xuất bản theo hình thức truy cập mở và buộc các nhà nghiên cứu trẻ phải gánh chịu chi phí.

“Các tạp chí này được coi là một loại tiền tệ cho sự nghiệp của bạn khi bạn là một học giả,” Demeter nói. Ông chia sẻ thêm rằng ông nhận thức được đặc quyền của mình khi được tự do xuất bản trong bất kỳ tạp chí nào mà ông ưa thích, sau khi ông vượt qua cuộc đua vào biên chế cách đây vài năm. Tuy nhiên, ông gợi ý rằng các tổ chức nên áp dụng các chỉ số thay thế để đánh giá hiệu suất nghiên cứu, chẳng hạn như tác động xã hội của công trình nghiên cứu của một nhà nghiên cứu và ảnh hưởng của nó đến chính sách địa phương. Một đánh giá toàn diện hơn về các cá nhân đang leo lên tháp ngà sẽ giảm bớt nhiều vấn đề cấu trúc của học thuật, bao gồm cả việc mở đường cho sự công bằng trong xuất bản.

Dịch từ APS News

--- Bài viết này có hữu ích không? ---

Nhấn sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá: 1

Chưa có đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

Tin Hot

Tin đang nổi

Theo dõi

Tin ảnh