Các vụ tấn công lịch sử vào nhà khoa học trên thế giới – Phần 2

GS. TS Trần Xuân Bách là nhà khoa học được phong hàm Phó Giáo sư và Giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32 và 39. Năm 35 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Giáo sư kiêm nhiệm (Adjunct Professor) của Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ).

Chuỗi bài Các vụ tấn công lịch sử vào nhà khoa học trên thế giới được đăng lại từ một bài viết trên trang mạng xã hội cá nhân của Giáo sư. Dưới đây là Phần 2 của chuỗi 6 bài viết.

Ba – Ba – Ba

3 phút – là thời gian để bạn nhận bất cứ giải thưởng nào và phát biểu về nó!

30 giây – là thời gian để người khác thực sự lắng nghe câu chuyện của bạn, kể cả những hạnh phúc hay khổ đau của bạn.

3 giờ – là thời gian tối đa của buổi tang lễ của bạn, để rồi sau đó, kể cả những người thân yêu nhất cũng phải quay trở về cuộc sống bình thường.

Lẽ đời là vậy! Vô thường trong từng ý niệm! Nói như Trang Tử trong Nam Hoa Kinh “Thế nhân giai dư danh tắc ngô vị: bất cựu hồ! Khen chê giai tự kỳ chí giả.”

Trước những lời khen – chê ở đời, những người theo đạo học, đã sớm hiểu được đạo lý mà kiên định lòng mình.

Không vì cả thế giới khen mà hăm hở làm thêm.
Không vì cả thế giới chê mà chán nản từ bỏ!

Kẻ học vốn hiểu rõ con đường mình đi nên luôn bền bỉ mà vươn tới! Biết nhẫn nại, bỏ qua danh-lợi của cá nhân để hướng đến các giá trị của con người, chắc chắn chàng TS. BS trẻ kia trong tương lai sẽ là rường cột cho xã hội!

Khao khát lớn nhất của các nhà khoa học là khám phá những gì nhân loại chưa biết, là chúng ta chưa biết!

Galileo Galilei đã dũng cảm trước những bức áp của Công giáo Roma để kiên trì hét lên “Dù sao Trái đất vẫn quay”, để rồi bị bỏ tù và quản thúc tại nhà. Đúng là “Niềm vui ngắn chẳng tày gang”, nhưng “Oan khiên để lại dở dang cả đời”.

Lần này cũng là số 3, nhưng phải đến tận hơn 300 năm sau khi Galilei bị kết án bởi Toà án Dị giáo của Giáo hội công giáo vì ủng hộ thuyết nhật tâm, giáo hoàng La Mã mới công nhận ông là đúng!

Cũng chính Galilei đã từng nói: “Trên thế giới này không gì đau khổ hơn là không có tri thức”.

Đăng lại từ Bài viết trên Facebook cá nhân của GS. TS Trần Xuân Bách

--- Bài viết này có hữu ích không? ---

Nhấn sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số đánh giá: 0

Chưa có đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

Tin Hot

Tin đang nổi

Theo dõi

Tin ảnh