Ngành giáo dục ở khắp nơi thế giới đang phải đối mặt với áp lực giải quyết các vấn đề về khả năng tiếp cận và công bằng, sự chuyển giao, hiệu quả và chuẩn hóa, cũng như các hỗ trợ để đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững. Sự thành công của sinh viên và khả năng được tuyển dụng là một số vấn đề quan trọng hình thành nên yêu cầu về hiệu quả trong giáo dục đại học.
Nhằm đối phó với những áp lực này, các cơ sở giáo dục đại học và các chính phủ trên toàn cầu đã cố gắng chuyên nghiệp hóa công tác sinh viên để tăng cường hiệu quả giáo dục và học thuật trong khu vực và toàn cầu, xây dựng cộng đồng tri thức, phát triển lý thuyết nhất quán với thực hành, các chương trình can thiệp và dịch vụ cần thiết; từ đó, đóng góp đáng kể vào việc cung cấp nền giáo dục đại học chất lượng cho sinh viên.
Chuyên nghiệp hóa là gì?
Chuyên nghiệp hóa được xem như là một quá trình phát triển liên tục giúp tái phát minh, tái cấu trúc và tự kiểm định, nhằm đảm bảo sự tương thích với bối cảnh phát triển và đa phương diện của giáo dục đại học trên toàn thế giới.
Trong khi xu hướng chuyên nghiệp hóa đã lan rộng toàn cầu, việc phân biệt giữa “trở thành một chuyên gia hay cư xử như một chuyên gia” là cần thiết. Mặc dù sự khác biệt là rất nhỏ, song việc này vẫn quan trọng đối với một lĩnh vực mới nổi như Công tác sinh viên (CTSV).
Các quốc gia châu Âu như Pháp hay Đức tập trung vào việc thể hiện vai trò như những nhân viên cung cấp các dịch vụ hiệu quả trong hệ thống phúc lợi xã hội đa dạng và tận tâm thay vì chuyên nghiệp hóa CTSV một cách riêng biệt. Ở Đức, hệ thống phúc lợi xã hội cung cấp một loạt các dịch vụ được chuyên môn hóa thông qua các bằng cấp về hành chính công và quản lý công trong lĩnh vực khoa học giáo dục, trong đó, việc chăm sóc sinh viên đã được tích hợp vào hệ thống này. Bởi vậy, những tiêu chuẩn chuyên môn riêng cho CTSV là không cần thiết.
Tại Hoa Kỳ, chuyên nghiệp hóa CTSV nhận được nhiều sự chú ý và hỗ trợ khi nơi này ủng hộ tận dụng việc chăm sóc, quan tâm tới các trải nghiệm tích cực của sinh viên như một công cụ quảng bá hình ảnh trường. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển các ngành học, những nghiên cứu cũng như các nghiệp đoàn cho lĩnh vực này.
Các chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ, Canada và châu Âu với sự chuyên sâu trong học thuật cho thấy giai đoạn trưởng thành của chuyên nghiệp hóa; trong khi các khóa học ngắn, webinar, viện đào tạo và các chương trình học thuật sau đại học ở hầu hết các khu vực khác trên thế giới phản ánh cách tiếp cận và giai đoạn khác nhau trong hành trình chuyên nghiệp hóa CTSV.
Sự phát triển không đồng đều
Do sự phát triển không đồng đều của ngành nghề liên quan đến CTSV trên thế giới, cơ hội xuất ngoại và du nhập mô hình chuyên nghiệp hóa đã nảy sinh.
Hiệp hội Quốc tế về Sinh viên và Dịch vụ Sinh viên (IASAS – the International Association of Student Affairs and Services) đã nhận thấy sự khác biệt trong cách tiếp cận của các nước phát triển và đang phát triển về việc chuyên nghiệp hóa CTSV. Họ cảnh báo về việc áp dụng các mô hình và khuôn khổ chuyên nghiệp hóa của phương Tây một cách vội vã (như chỉ tập trung vào nội dung bề nổi và các bằng cấp truyền thống) mà không chú ý đến tính phù hợp văn hóa của những mô hình này.
Thách thức và những bất cập xuất hiện khi một quốc gia hoặc khu vực đang phát triển, vốn đang tìm kiếm phương thức chuyên nghiệp hóa phù hợp với bối cảnh, áp dụng các chương trình đào tạo chuyên nghiệp của các quốc gia phát triển có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực công tác sinh viên.
Để nâng cao chất lượng chuyên nghiệp hóa, mảng thực hành học thuật cần phải có chủ đích, dựa trên lý thuyết và thực nghiệm, được bình duyệt, nhân rộng, đồng thời có khả năng tự vận hành và tích hợp. Xây dựng các cộng đồng tri thức là phải cùng nhau phát triển một mô hình khái niệm mà thông qua đó, việc chia sẻ các phân tích phải được thông qua trong khi vẫn duy trì được tính đa dạng về phương pháp và chuyên ngành.
Chuyên nghiệp hóa là một con đường để lĩnh vực CTSV có thể phát triển vị thế và tăng cường tác động của nó trong mảng giáo dục đại học, nhằm phục vụ sự thành công của sinh viên và cả một thể chế. CTSV cần phát triển và nắm được rõ các phương pháp tiếp cận chuyên nghiệp hóa theo từng quốc gia riêng biệt, đồng thời cung cấp thông tin về chuyên khảo, lý thuyết và thực tiễn ở trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, chuyên nghiệp hóa CTSV cũng tồn tại rủi ro khi một nơi vội vàng du nhập các hệ thống kiến thức từ các nơi khác mà không lắng nghe nhu cầu của địa phương. Họ cần phải cải biên quy trình chuyên nghiệp hóa từ các kiến thức và lý thuyết chung sao cho phù hợp với địa phương mình, dựa trên nghiên cứu về thị hiếu của bản địa và được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đã nắm rõ lý thuyết.
Dịch từ University World News
--- Bài viết này có hữu ích không? ---
Nhấn sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 0 / 5. Số đánh giá: 0
Chưa có đánh giá.