Nhiều học giả nghi ngờ rằng động cơ thực sự của chính phủ không phải là vì lo lắng chân chính mà chỉ muốn kiểm soát thông tin.
Việc cơ quan chức năng Trung Quốc phạt nặng cơ sở dữ liệu học thuật lớn nhất nước vì vi phạm quyền riêng tư đã dấy lên những nghi ngờ về một động cơ sâu xa hơn. Nhiều người cho rằng đây có thể là bước đi nhằm siết chặt kiểm soát đối với nền tảng này, qua đó hạn chế sự tiếp cận của các học giả quốc tế tới một lượng lớn tài liệu nghiên cứu quan trọng.
Tháng 9 vừa qua, Cơ quan Quản lý Không gian mạng của Trung Quốc đã phạt Cơ sở Hạ tầng Tri thức Quốc gia Trung Quốc (CNKI) 50 triệu nhân dân tệ (khoảng 175 triệu đồng) do vi phạm nghiêm trọng quy định về bảo mật thông tin cá nhân.
CNKI bị cáo buộc vận hành 14 ứng dụng thu thập thông tin cá nhân trái phép và không minh bạch về mục đích sử dụng dữ liệu.
Đây không phải là lần đầu tiên CNKI – “gã khổng lồ” nắm giữ hơn 90% ấn phẩm học thuật của Trung Quốc vướng vào tầm ngắm của cơ quan quản lý. Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, CNKI đã bị phạt 87,6 triệu nhân dân tệ vì hành vi độc quyền, bao gồm việc bán các dịch vụ với giá quá cao.
Tháng 4 năm nay, một động thái đáng chú ý khác là CNKI đã hạn chế quyền truy cập của người dùng nước ngoài vào một số nguồn tài liệu. Quyết định này được cho là nhằm tuân thủ chỉ thị của chính phủ Trung Quốc về việc ngăn chặn rò rỉ thông tin nhạy cảm ra nước ngoài. Trong khi đó, các học giả lo ngại rằng đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể sẽ đóng cửa hoàn toàn CNKI với người dùng quốc tế.
Cuộc điều tra và phạt gần đây đối với CNKI đã khiến cộng đồng học thuật quốc tế đặt ra nhiều câu hỏi. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ngoài lý do vi phạm bảo mật dữ liệu, việc siết chặt kiểm soát đối với CNKI còn có thể là một phần trong chiến lược kiểm soát thông tin của chính phủ Trung Quốc.
Ông Bjorn Alpermann, trợ lý giáo sư giảng dạy Ngôn ngữ Trung nghiên cứu tại Đại học Würzburg, Đức, băn khoăn rằng liệu hạn chế quyền truy cập đang phản ánh mục tiêu chính của chính phủ Trung Quốc là bảo vệ dữ liệu cá nhân hay siết chặt kiểm soát thông tin. Ông cũng chỉ ra rằng việc hạn chế dòng chảy thông tin từ các nguồn học thuật đã từ lâu là một vấn đề nhạy cảm đối với chính quyền Trung Quốc.
Hermann Aubié, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Á, Đại học Turku cho rằng việc CNKI phải đối mặt với mức phạt cao nhất có thể cho thấy chính phủ Trung Quốc đang quyết tâm siết chặt quản lý đối với các nền tảng dữ liệu lớn.
Tuy nhiên, ông chia sẻ với tờ The Higher Education rằng chính phủ có thể đang thực sự lo ngại về vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh đẩy mạnh số hoá nền kinh tế. Ông cũng cho rằng, nếu CNKI tuân thủ đầy đủ các quy định của cơ quan quản lý, họ có thể tránh được các khoản phạt trong tương lai. Ngược lại, nếu vi phạm, CNKI sẽ phải đối mặt với các hình thức xử lý nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, trong khi CNKI vẫn đang nắm giữ thế độc quyền gần như tuyệt đối trên thị trường, áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đủ mạnh để buộc doanh nghiệp này phải thay đổi, dường như vẫn chưa có cơ hội phát triển lớn mạnh như CNKI.”
--- Bài viết này có hữu ích không? ---
Nhấn sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá: 2
Chưa có đánh giá.