Trong thế giới học thuật đầy cạnh tranh, việc chứng minh được tác động, tầm ảnh hưởng và độ tiếp cận của công trình nghiên cứu của mình là vô cùng quan trọng. Một trong những điều hỗ trợ nhà nghiên cứu làm được điều này đó chính là Researchers ID – Mã định danh nhà nghiên cứu. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu về Researchers ID cùng các loại mã định danh phổ biến được quốc tế và giới nghiên cứu công nhận và sử dụng.
Researcher Identifiers – Mã định danh nhà nghiên cứu
Researcher Identifiers (Mã định danh nhà nghiên cứu hay mã xác nhận danh tính tác giả) dùng để xây dựng hiện diện trực tuyến cho đầu ra nghiên cứu học thuật, giúp học giả theo dõi và đo lường tác động của các ấn phẩm. Mã định danh có thể giúp học giả:
- Tăng khả năng hiển thị trực tuyến tới các nhà nghiên cứu khác, cộng tác viên nghiên cứu tiềm năng, sinh viên, nhà báo và các cơ quan tài trợ;
- Phân biệt với các nhà nghiên cứu khác thông qua sự xác nhận của tác giả khi có các trường hợp gây mơ hồ như tên giống nhau, thay đổi tên, đa dạng định dạng trong các ấn phẩm, thay đổi đơn vị công tác;
- Dễ dàng tổng hợp số lượng trích dẫn cho các đơn xin tài trợ.
ORCID – Mã định danh mở Nhà nghiên cứu và cộng tác viên
Giới khoa học quốc tế công nhận ORCID là một cổng phi lợi nhuận và đăng ký mở mã định danh nhà nghiên cứu. Các mã ORCID (gọi tắt là ORCID) ngày càng được sử dụng nhiều hơn và/hoặc được yêu cầu bởi các trường đại học, cơ quan tài trợ, nhà xuất bản tạp chí và kho lưu trữ của các trường đại học để xác định chính xác từng nhà nghiên cứu. ORCID không theo dõi trích dẫn, song có thể được cung cấp cùng các chỉ số về lượng trích dẫn.
ResearcherID (Clarivate)
Clarivate, nhà sản xuất của Web of Science, cung cấp miễn phí dịch vụ ResearcherID và có thể sử dụng được ngay cả khi công bố của nhà nghiên cứu không được đăng trên các tạp chí được chỉ mục trên Web of Science. Với ResearcherID, học giả có thể xây dựng một hồ sơ và danh sách các công bố trực tuyến, kể cả các ấn phẩm khác bài báo tạp chí. ResearcherID có thể cung cấp số lượng trích dẫn cho các bài báo được lập chỉ mục trên Web of Science và chỉ số h (h-index) được tự động tính toán trên các bài báo này. Nhà nghiên cứu có thể đặt hồ sơ của mình ở chế độ công khai hoặc riêng tư và có thể chỉ định đưa thêm ORCID vào hồ sơ.
Mã định danh tác giả Scopus (Elsevier)
Scopus cung cấp số lượng trích dẫn cho các bài báo và tác giả được xuất bản trong các tạp chí được Scopus chỉ mục. Các ấn phẩm được lập chỉ mục ở Scopus được tự động gán Mã định danh tác giả Scopus (Scopus Author Identifiers). Học giả có thể tạo Citation Overview (Tổng quan Trích dẫn) để tính toán chỉ số h (h-index) của mình và xem các số liệu khác cho các ấn phẩm từ năm 1996 trở đi. Mã định danh Tác giả Scopus và ORCID của nhà nghiên cứu có thể được liên kết với nhau.
Việc các học giả nên làm là thường xuyên kiểm tra tính chính xác của Hồ sơ Tác giả Scopus (Scopus Author profile) của bản thân và tránh tạo các hồ sơ lặp. Đôi lúc, trùng lặp hồ sơ xuất hiện khi tên của tác giả được trình bày khác nhau trong các bài báo hoặc do thay đổi đơn vị công tác.
Google Scholar Citations
Google Scholar lập chỉ mục cho nhiều dạng ấn phẩm hơn so với cơ sở dữ liệu trích dẫn phải đăng ký khác. Việc sở hữu một Hồ sơ Trích dẫn của Google Scholar giúp học giả theo dõi ai đang trích dẫn các ấn phẩm của mình, lập biểu đồ trích dẫn theo thời gian và tính toán các số liệu trích dẫn khác nhau.
Việc đặt hồ sơ Trích dẫn của Google Scholar ở chế độ công khai (mặc định sẽ là riêng tư) hỗ trợ người khác dễ dàng theo dõi công việc của nhà nghiên cứu. Và xin nhớ luôn kiểm tra hồ sơ của bản thân thường xuyên để chắc chắn mọi thông tin trên ấn phẩm đều đúng.
Học giả cần phải chủ động theo dõi hồ sơ nghiên cứu để đảm bảo tất cả cống bố của bản thân đã được cập nhật. Việc nhầm lẫn ấn phẩm sẽ làm sai lệch độ chính xác của các chỉ số được tạo tự động. Ngoài ra:
Các lưu ý và thông tin khác về các loại Mã định danh tác giả
Chỉ số trích dẫn không phải là dấu hiệu của nghiên cứu xuất sắc. Chúng nên được sử dụng với các biện pháp định tính khác.
Không có công cụ đơn lẻ nào có thể đo lường toàn diện tác động của các công bố nghiên cứu.
Mã định danh nhà nghiên cứu | Researchers ID | Google Scholar | Mã định danh tác giả Scopus | ORCID |
Chủ sở hữu | Clarivate | Elsevier | Nguồn mở và phi lợi nhuận | |
Số trích dẫn | Có | Có | Có | Không |
Chỉ số h (h-index) | Có | Có | Có | Không |
Kiểm soát quyền riêng tư | Có | Có | Không có thông tin | Có |
Hồ sơ Mở, Công khai | Có | Có | Không | Có |
Lược dịch từ
Lindy Cochrane & Sarah Charing. (November 13, 2017). Thing 21: Researcher IDs. The University of Melbourne Library.
--- Bài viết này có hữu ích không? ---
Nhấn sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 0 / 5. Số đánh giá: 0
Chưa có đánh giá.