Học tập đàm phán trực tuyến: So sánh giữa giáo viên bản ngữ với giáo  không phải người bản ngữ

Hai tác giả Phạm Kim Chi (Đại học FPT) và Nguyễn Văn Lợi (Đại học Cần Thơ) đã có nghiên cứu về đề tài Online learning negotiation: Native-speaker versus non-native speaker teachers and Vietnamese EFL learners công bố trên tạp chí Language Learning & Technology. Đây là tạp chí được SSCI chỉ mục và thuộc nhóm tạp chí Q1 Scopus với CiteScore là 5.3.

Minh họa: Isaac Anthony/Behance | CC BY-NC-ND 4.0

Tương tác đóng vai trò quan trọng trong lý thuyết Thụ Đắc Ngôn ngữ (SLA). Và trung tâm của sự tương tác là đàm phán. Đàm phán về ý nghĩa (Negotiation of meaning) diễn ra trong các lớp học là quá trình trong đó người học và người nói có năng lực (giáo viên) đưa ra và diễn giải các dấu hiệu về khả năng hiểu và lĩnh hội của họ. Từ đó giúp người học điều chỉnh hình thái ngôn ngữ, cấu trúc hội thoại và nội dung thông điệp hoặc cả ba cho đến khi mức độ hiểu ở mức chấp nhận được. 

Việc giảng dạy tiếng Anh trực tuyến hiện nay có thể được tạo điều kiện thuận lợi bởi công nghệ giao tiếp, cho phép người học dễ dàng tiếp cận tương tác với người bản ngữ. Tuy nhiên, ngành này đang chạy theo giả định rằng giáo viên tiếng Anh người bản ngữ (NEST) là tiêu chuẩn vàng, trong khi giáo viên tiếng Anh không phải người bản ngữ (NNEST) là những nhà giáo dục thua kém.

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu tiến hành so sánh tác động khác biệt giữa giáo viên bản ngữ và giáo viên không phải bản ngữ qua các cuộc đàm phán ý nghĩa trực tuyến giữa giáo viên và người học EFL (English as foreign language – học tiếng Anh như một ngoại ngữ). 

Nghiên cứu sử dụng phân tích diễn ngôn qua máy tính (computer-mediated discourse analysis) và cơ sở dữ liệu gồm 30 phiên tương tác kéo dài 5 phút giữa 30 giáo viên (15 NEST và 15 NNEST) và 30 học viên Việt Nam (VEFL) ở trình độ cơ bản. 

Kết quả phân tích xác nhận rằng các giáo viên nói chung đều hiệu quả trong việc đàm phán với người học và những người học VEFL đều thu được lợi ích từ các cuộc trò chuyện trực tuyến với cả NEST hoặc NNEST. 

Tuy nhiên, những người học VEFL đã hạn chế cơ hội nói chuyện khi họ tương tác với NEST do sự lạm dụng và phức tạp hóa ngôn ngữ của NEST. Mặt khác, NNEST sử dụng nhiều chức năng của việc đàm phán hơn để khuyến khích người học tương tác nhiều hơn. Sự khác biệt về số lượng từ mà người học VEFL nói và đàm phán làm nổi bật lên ý nghĩa quan trọng của phương pháp này trong công việc giảng dạy trực tuyến. 

Nghiên cứu nhấn mạnh thêm hiệu quả của các tương tác thoại đồng bộ trung gian qua máy tính (CMC) trong việc thúc đẩy sự tham gia của người học VEFL trong các cuộc hội thoại. Nó cũng giúp củng cố vị trí quan trọng của NNEST trong việc hỗ trợ người học EFL qua các tương tác CMC.

Chi tiết nghiên cứu:

Pham Kim Chi & Nguyen Van Loi (2020). Online Learning Negotiation: Native-Speaker Versus Nonnative Speaker Teachers & Vietnamese EFL learners. Language Learning & Technology, 24(3), 120–135.

--- Bài viết này có hữu ích không? ---

Nhấn sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số đánh giá: 0

Chưa có đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

Tin Hot

Tin đang nổi

Theo dõi

Tin ảnh