Liệu trường đại học có thực sự là bệ phóng cho đổi mới sáng tạo hay chỉ đóng vai trò tổ chức?

Vai trò của các trường đại học thường được đề cao trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, công nghệ tiên tiến và doanh nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, theo James Evans, ảnh hưởng của trường đại học đến sự đổi mới của địa phương có thể đang được đánh giá cao hơn so với thực tế khi so sánh với vai trò của họ trong việc hỗ trợ về mặt tổ chức và phát triển.

Có nhiều bằng chứng lâu đời cho thấy các trường đại học “lan tỏa” ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế địa phương, và các nhà hoạch định chính sách đã tìm cách tận dụng điều này với hy vọng thúc đẩy tăng trưởng ở các khu vực trì trệ.  Các trường đại học được xác định là trụ cột chính cho các cụm trong chính sách Khu vực Đầu tư (Investment Zone policy), và năm ngoái chính phủ Anh đã cam kết 100 triệu bảng Anh để hỗ trợ các chương trình thúc đẩy do trường đại học dẫn đầu ở Glasgow, Manchester và West Midlands.

Tuy nhiên, vai trò thực sự của các trường đại học Anh trong việc thúc đẩy các nhóm ngành và đổi mới là gì?  

James Evans, nghiên cứu viên tại Trung tâm nghiên cứu đô thị – The Centre for Citie đã trả lời câu hỏi này bằng cách xác định vị trí của các doanh nghiệp phát triển và xem liệu chúng có tập trung gần các trường đại học hay không, sử dụng dữ liệu theo vùng về các công ty ‘kinh tế mới’ sáng tạo để xác định các trung tâm của hoạt động đổi mới trên khắp cả nước.

Dựa trên các nghiên cứu cho thấy đổi mới (đặc biệt là đổi mới ‘phi truyền thống’ có giá trị) phụ thuộc vào hợp tác gần kề (proximity), nghiên cứu của Evans sử dụng khoảng cách tính theo khu vực lân cận để xác định các điểm nóng kinh tế. Việc sử dụng phạm vi hẹp không chỉ cho phép nắm bắt được “sự lan tỏa tri thức” thúc đẩy đổi mới, mà còn cho phép ước tính tác động của chúng lên nền kinh tế địa phương (theo biểu đồ 1). Nghiên cứu đã phát hiện rằng các khu vực có điểm nóng kinh tế có năng suất cao hơn những khu vực không có, và kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, chúng phát triển nhanh hơn nhiều so với các khu vực còn lại. Ước tính tổng thể, các doanh nghiệp nằm trong 344 điểm nóng được xác định đã tạo việc làm cho khoảng 200.000 người và chiếm 1% tổng sản phẩm quốc dân.

Biểu đồ 1: Vị trí của các điểm nóng về đổi mới trong cả nước. Các nền kinh tế đô thị và khu vực với hoạt động kinh tế mới tương đối tập trung hơn được thể hiện bằng màu sắc tối hơn. Việc phân cụm phổ biến hơn nhiều ở vùng Greater South East so với phần còn lại của cả nước.

Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu đô thị cũng cung cấp thông tin chi tiết về các yếu tố quyết định vị trí xuất hiện của các điểm nóng trong các thị trấn và thành phố. Theo đó, thay vì tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn , các “điểm nóng” đổi mới thường là nơi quy tụ nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng. Lực lượng lao động có kỹ năng cao, hệ thống giao thông thuận tiện và sự hiện diện của các công ty lớn là những yếu tố quan trọng. Các vùng có nhiều người lao động tốt nghiệp đại học có số lượng cụm theo đầu người cao hơn so với những khu vực không có, và các khu vực lân cận với các công ty lớn thu hút nhiều lao động và các nhà ga được kết nối tốt có nhiều khả năng có các điểm nóng hơn so với những địa điểm khác.

Vậy còn các trường đại học thì sao? Nghiên cứu cho thấy tác động của các trường đại học đến sự đổi mới không rõ ràng. Một ví dụ điển hình về điều này có thể thấy ở cách các trường đại học ảnh hưởng đến quy mô của nền kinh tế đổi mới sáng tạo trong khu vực (được đo bằng số lượng doanh nghiệp kinh tế mới trên 10.000 người trong độ tuổi lao động), được đánh giá bằng một loạt mô hình hồi quy. Kết quả cho thấy sự mâu thuẫn. Một mặt, nghiên cứu nhận thấy rất ít bằng chứng cho thấy các trường đại học làm tăng hoạt động đổi mới trong khu vực lân cận. Mặt khác, các trường đại học, đặc biệt là trường nghiên cứu chuyên sâu, thúc đẩy sự tập trung của các cụm hoạt động đổi mới nhiều hơn gấp mười lần so với các tổ chức khác.

Dù không thúc đẩy nguồn doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, trường đại học vẫn đóng vai trò sắp xếp, tổ chức những gì hiện có.

Theo phân tích của Evans, mặc dù các trường đại học không làm gia tăng tổng số doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các doanh nghiệp đó. Dựa trên những phát hiện về tăng trưởng và năng suất, điều này cũng mang lại lợi ích đáng kể. Nó cho thấy năng lực tạo cầu nối của các trường đại học, cùng khả năng cung cấp cơ sở vật chất phù hợp cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực mới nổi. Các khu vực lân cận trong phạm vi 5km tính xét trung tâm là  một trường đại học nghiên cứu chuyên sâu có tỉ lệ có một “điểm nóng” đổi mới cao hơn gần 50% để trở thành so với những khu vực xa hơn.

Mọi việc có vẻ tích cực, nhưng cần lưu ý hai điều. Thứ nhất, kết quả cho thấy chỉ các trường đại học nghiên cứu chuyên sâu mới có tác động đáng kể đến hệ sinh thái đổi mới địa phương. Điều này phù hợp với nghiên cứu về các trường đại học Đức, cho thấy một số trường đóng vai trò then chốt hơn những trường khác. Do đó, nhà hoạch định chính sách cần thực tế về những gì mong đợi ở các trường khác nhau. Thứ hai, mặc dù các trường đại học có ảnh hưởng tích cực đến việc tập trung đổi mới ở cấp độ này, tác động của chúng nhỏ hơn nhiều so với kết nối giao thông vận tải hoặc thậm chí là các nhà tuyển dụng lớn trong lĩnh vực công nghệ cao. Vì vậy, các trường đại học không phải là giải pháp “nhanh chóng” – việc tạo ra các cụm đổi mới tự duy trì luôn luôn đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố then chốt.


Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu của bài viết chỉ cung cấp một góc nhìn hạn chế về vai trò của các trường đại học trong việc thúc đẩy đổi mới. Các trường đại học, ở tất cả các cấp bậc, đều góp phần phát triển kỹ năng cần thiết cho các doanh nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, tác động của họ ở quy mô khu vực và quốc gia vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hơn nữa, cần phải tìm hiểu lý do tại sao ảnh hưởng cục bộ của các trường đại học lại bị hạn chế, đặc biệt so với các nhà tuyển dụng công nghệ cao.

Để giải thích vai trò còn yếu của các trường đại học trong hệ sinh thái đổi mới, chúng ta cần xem xét cách các trường đại học hiện đang tương tác với các doanh nghiệp đổi mới ở các giai đoạn phát triển. Nhìn chung, các trường đại học Anh làm tốt việc nghiên cứu hơn là phát triển.  Các chính sách và quy trình còn hạn chế hiện tại của trường đại học, cùng với thiếu hụt cơ sở hạ tầng thiết yếu như văn phòng và phòng thí nghiệm, cản trở sự phát triển của các công ty spin-out (là các công ty chuyển đổi các phát minh công nghệ được phát triển từ nghiên cứu của trường đại học), dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp có triển vọng sớm rời đi.

Các khuyến nghị chính sách xuất phát từ lập luận này chủ yếu liên quan đến tài chính, lập kế hoạch và cách thức ưu tiên các nguồn lực. Điều này có nghĩa là phải đưa ra những lựa chọn khó khăn về nơi sẽ xây dựng phòng thí nghiệm và văn phòng mới, cũng như những tổ chức nào cần tham gia. Mặc dù khó khăn về mặt chính trị nhưng việc lựa chọn những nơi có  ưu tiên đầu tư vào những khu vực có thế mạnh nghiên cứu, sở hữu cơ sở hạ tầng tốt và ứng dụng công nghệ tiên tiến sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn so với việc dàn trải nguồn lực trên diện rộng.

Dịch từ LSE

--- Bài viết này có hữu ích không? ---

Nhấn sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số đánh giá: 0

Chưa có đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

Tin Hot

Tin đang nổi

Theo dõi

Tin ảnh