Câu hỏi về mục đích của giáo dục đại học truyền thống đã được nhiều học giả tranh luận theo hai cách liên quan. Thứ nhất, các cuộc tranh luận tập trung vào lý tưởng Humboldt về việc theo đuổi tri thức, phát triển tư duy phản biện và nhân cách con người. Đây là nền tảng của mục đích giáo dục mà các nước phương Tây ủng hộ.
Thứ hai, sự phân biệt của Humboldt giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông đặt câu hỏi liệu mục đích của giáo dục đại học như một hoạt động xã hội, chính trị và đạo đức có bị thay thế bởi đào tạo nghề và mục tiêu an ninh kinh tế hay không.
Điều quan trọng là lý tưởng truyền thống về giáo dục chung của phương Tây có các khía cạnh giáo dục, xã hội, chính trị liên quan đến công dân, cũng như chức năng kinh tế trong các quốc gia.
Do đó, có sự thiếu sự hiểu biết rõ ràng về mục đích của giáo dục đại học xuyên biên giới quốc tế, ở cấp độ toàn cầu, vì khái niệm cơ bản về mục đích giáo dục loại trừ người nước ngoài, bao gồm sinh viên và nhân viên quốc tế.
Tương tự, xu hướng quốc tế hóa vẫn được nhìn nhận chủ yếu từ góc độ văn hóa phương Tây, ưu tiên tiếng Anh như là ngôn ngữ chung trong giáo dục đại học và thúc đẩy một logic kinh tế thị trường phổ quát.
Điều này đặt ra câu hỏi triết lý – mục đích của giáo dục đại học quốc tế là gì?
Từ lý luận chính trị sang lý do kinh tế
Phân biệt giữa “mục đích” (purpose) và “cơ sở lý luận” (rationale) là rất quan trọng. Mục đích là lý do tại sao một việc được thực hiện hoặc những gì nó dự định đạt được. Điều này có ý nghĩa triết học sâu sắc. Đối lập lại, cơ sở lý luận là cơ sở cho một hoặc nhiều hành động cụ thể.
Ở cấp độ vĩ mô (cơ sở giáo dục và quốc gia), các cơ sở lý luận được biết đến rộng rãi cho quốc tế hóa là giáo dục, kinh tế, xã hội/văn hóa và chính trị.
Xét về mặt lịch sử, lý lẽ chính trị cho giáo dục quốc tế bắt nguồn từ sự hình thành nhà nước dân tộc và là kết quả của sự mở rộng thuộc địa, áp đặt các mô hình giáo dục đại học Châu Âu lên các thuộc địa trên thế giới. Ảnh hưởng của chuẩn mực phương Tây tại các thuộc địa đó vẫn tiếp diễn đến ngày nay.
Như Hans de Wit đã chỉ ra, sự chuyển đổi trọng tâm từ cơ sở chính trị sang cơ sở kinh tế bắt đầu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Tuy nhiên, việc tập trung vào cơ sở kinh tế hay chính trị thường liên quan đến bối cảnh chính trị từng thời kỳ và xu hướng của những người có quyền lực theo đuổi lợi ích riêng.
Ở cấp độ cá nhân, tôi đề xuất cách nhìn khác dựa trên lý do của sinh viên cho quốc tế hóa, bao gồm các yếu tố giáo dục, kinh tế, trải nghiệm và tham vọng mà kết hợp cả động cơ nội tại và công cụ.
Có điểm tương đồng trong các lý do quốc tế hóa ở cấp độ vi mô và vĩ mô, cũng như có những khác biệt chính. Điểm chung của quốc tế hóa giáo dục ở cả cấp độ cá nhân và vĩ mô nằm ở việc các trường hướng tới việc cung cấp giáo dục chất lượng mà sinh viên quốc tế mong muốn tiếp nhận.
Các cơ sở kinh tế được thảo luận rộng rãi ở cấp độ vĩ mô thường bị ảnh hưởng bởi các nguyên tắc của thị trường tự do. Điều này tương đồng với khát vọng có việc làm của sinh viên quốc tế. Nhưng có hai điểm khác biệt quan trọng.
Thứ nhất, có rất nhiều số liệu về đóng góp kinh tế của sinh viên quốc tế tới cả trường đại học và quốc gia sở tại. Ngược lại, có ít bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa học nước ngoài và khả năng có việc làm. Thứ hai, học tập quốc tế tốn kém nên vấn đề chi phí là khía cạnh quan trọng đối với sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề chi phí giáo dục quốc tế như rào cản tham gia phần lớn bị bỏ qua trong các cuộc thảo luận chính thống.
Giải thuộc địa giáo dục đại học quốc tế
Hai khía cạnh khát vọng và trải nghiệm của sinh viên là hai lĩnh vực then chốt còn thiếu sót trong việc liên kết các lý do cấp vi mô và vĩ mô trong chính sách và thực tiễn quốc tế hóa.
Lý do xã hội/văn hóa ít được thảo luận hơn. Điều này có thể liên quan đến các vấn đề sâu xa hơn về văn hóa nào được coi trọng và mức độ công nhận các nền văn hóa khác nhau trong các môi trường học tập quốc tế hóa. Điều này cho thấy rằng quan điểm và thực tiễn chuẩn hóa và thống trị về giáo dục đại học quốc tế có định hướng phương Tây.
Điều đó gây vấn đề cho giáo dục xuyên biên giới, khi nhiều quốc tịch khác nhau hội tụ mà không có sự đồng thuận rõ ràng về đóng góp tương đương để quốc tế hóa các trải nghiệm học tập.
Các cuộc thảo luận học thuật về chủ nghĩa tân thực dân, hậu thực dân và giải thuộc địa hóa liên quan đến giáo dục đại học quốc tế được xem là đóng góp quan trọng để tái tưởng tượng lĩnh vực này, nhưng sự thay đổi vẫn chưa được nhận thấy rõ ràng.
Tuy nhiên, hy vọng vẫn cần thiết trước bất bình đẳng ngày càng tăng trong giáo dục đại học quốc tế, và những gì GS Simon Marginson mô tả là “trật tự toàn cầu trong giáo dục đại học và khoa học vẫn tiếp tục mở rộng mà không nhìn nhận lại, bất chấp những lời chỉ trích” về cách các cấu trúc tri thức phương Tây vẫn đang thống trị chuẩn mực học thuật.
Dịch từ University World News
--- Bài viết này có hữu ích không? ---
Nhấn sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá: 3
Chưa có đánh giá.