Khoa học được thúc đẩy bởi những câu hỏi nghiên cứu chặt chẽ. Tương tự như nền móng của một ngôi nhà, một câu hỏi nghiên cứu cần được xây dựng cẩn thận để tránh các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và học giả trong lĩnh vực dược, dù ở bất kỳ giai đoạn nào trong sự nghiệp, đều có thể gặp khó khăn khi phát triển câu hỏi nghiên cứu. Bài phân tích của Covvey và cộng sự (2023) trên tạp chí Research in Social and Administrative Pharmacy dưới đây cung cấp hướng dẫn hữu ích trong việc xây dựng và đánh giá các câu hỏi nghiên cứu chặt chẽ.
Câu hỏi nghiên cứu là nền móng của dự án nghiên cứu. Điều quan trọng là câu hỏi được thiết kế tốt và xây dựng chặt chẽ, nếu không, lỗi ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến thiết kế, diễn giải, giá trị và cuối cùng là khả năng công bố nghiên cứu. Khung phổ biến nhất là PICO, đề cập đến P (Patient/Population) – đối tượng/dân số nghiên cứu; I (Intervention) – can thiệp, quy trình hoặc hành động được kiểm tra; C (Comparison) – đối tượng so sánh; và O (Outcome) – kết quả đánh giá. Ngoài PICO, còn có các khung khác như SPIDER, SPICE và ECLIPSE phù hợp với các loại nghiên cứu khác nhau.
Khung PICO: Khung lý thuyết để xây dựng câu hỏi nghiên cứu
Mặc dù mỗi dự án nghiên cứu đề là độc nhất, các khung lý thuyết về xây dựng câu hỏi nghiên cứu giúp nhà nghiên cứu đảm bảo rằng họ cân nhắc tới tất cả các vấn đề liên quan trong quá trình thiết kế nghiên cứu. PICO là một trong các khung lý thuyết phổ biến nhất. Mỗi thành phần của PICO đóng góp vào việc làm rõ và cụ thể hóa các yếu tố cốt lõi của một nghiên cứu:
P – Patient/Population (Đối tượng/Quần thể nghiên cứu) tập trung vào đối tượng của nghiên cứu. Khi xác định đối tượng, nhà nghiên cứu cần định rõ các đặc điểm cơ bản và lâm sàng liên quan như độ tuổi, giới tính, chủng tộc/dân tộc, tình trạng bệnh lý, hay mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc xác định rõ đối tượng không chỉ giúp xây dựng câu hỏi nghiên cứu mà còn hỗ trợ thảo luận về tiêu chí lựa chọn/loại trừ, cũng như các vấn đề về thiên kiến trong chọn mẫu và cách giảm thiểu ảnh hưởng của chúng. Ngoài ra, việc này cũng gợi mở cho việc xem xét phương pháp lấy mẫu, bối cảnh nghiên cứu (ví dụ: nội trú, chăm sóc ngoại trú, cộng đồng, học thuật), và cách thức tuyển chọn người tham gia.
I – Intervention (Can thiệp) đề cập đến can thiệp, quy trình hoặc hành động được kiểm tra. Mặc dù thành phần này của khung PICO được định nghĩa trong bối cảnh thiết kế thực nghiệm, các dự án sử dụng thiết kế nghiên cứu quan sát vẫn có thể sử dụng nó để xem xét các yếu tố phơi nhiễm liên quan. Đối với nghiên cứu định tính, cần xem xét hiện tượng cụ thể muốn nghiên cứu, bao gồm các lĩnh vực như hành vi, thái độ, thực hành, kinh nghiệm, văn hóa, quyết định, quan điểm hoặc niềm tin. Nhà nghiên cứu phải xác định rõ đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, bao gồm cả yếu tố nội tại (ví dụ: loại thuốc, liều lượng và đường dùng; dịch vụ cung cấp) và yếu tố bối cảnh (ví dụ: giáo dục bệnh nhân; đào tạo các bên liên quan; tích hợp quy trình làm việc).
C – Comparison (So sánh) đề cập đến yếu tố được so sánh với can thiệp, chủ yếu trong bối cảnh thiết kế thực nghiệm. Nhà nghiên cứu cần xem xét liệu có sử dụng nhóm đối chứng (ví dụ: tích cực; giả dược; lịch sử; chăm sóc thông thường) hay không, và các lựa chọn thiết kế bổ sung như che giấu (masking)/mù đôi(blinding). Điều quan trọng là chi tiết của nhóm so sánh phải được xác định cụ thể như các can thiệp quan tâm. Song song với thành phần này, cần thảo luận về các yếu tố nhiễu tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến nghiên cứu (và cách đo lường và xử lý chúng).
O – Outcome (Kết quả) thể hiện những gì nhà nghiên cứu hy vọng tìm hiểu trong nghiên cứu. Trong nghiên cứu định lượng, đây là một số đo lường về hiệu quả, trong khi nghiên cứu định tính thường là mô tả về hiện tượng quan tâm (ví dụ: thái độ đối với điều gì đó, trải nghiệm về điều gì đó, một chiến lược đã được triển khai như thế nào). Trong nghiên cứu định lượng, nhà nghiên cứu nên xác định kết quả chính và phụ, xem xét các lĩnh vực kinh tế, lâm sàng hoặc nhân văn liên quan. Ngoài ra, nghiên cứu về can thiệp nên xem xét cả kết quả có lợi tiềm năng và tác hại tiềm ẩn. Cũng cần xem xét khía cạnh thời gian của nghiên cứu, bao gồm lịch trình can thiệp và thời gian đánh giá, mỗi yếu tố đều có ảnh hưởng đến việc phát triển kết quả, sai lệch hồi tưởng, sai lệch mất mát dữ liệu, và tỷ lệ bỏ cuộc.
Việc áp dụng khung PICO không chỉ giúp nhà nghiên cứu đảm bảo câu hỏi nghiên cứu đầy đủ các thành phần cần thiết, mà còn hỗ trợ trong việc xác định mức độ chi tiết cho mỗi thành phần. Quá trình cải tiến câu hỏi nghiên cứu thông qua đánh giá cá nhân và phản hồi từ đồng nghiệp có thể cải thiện dần dần sự cụ thể của các thành phần câu hỏi nghiên cứu và các khía cạnh quan trọng trong mỗi lĩnh vực.
Tiêu chí FINER: Đánh giá toàn diện câu hỏi nghiên cứu
Bên cạnh việc đảm bảo cấu trúc phù hợp thông qua khung PICO, một câu hỏi nghiên cứu tốt cần có khả năng tạo ra kết quả có giá trị, hữu ích và khả thi. Tiêu chí FINER, bao gồm Khả thi (Feasible), Thú vị (Interesting), Tính Mới (Novel), Đạo đức (Ethical) và Liên quan (Relevant), là công cụ đánh giá toàn diện giúp nhà nghiên cứu xem xét câu hỏi nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau:
F – Feasible (Khả thi) đề cập đến tính thực tế của câu hỏi nghiên cứu. Khi lập kế hoạch, điều quan trọng là cân nhắc đến sự sẵn có của các nguồn lực cho một nghiên cứu cụ thể. Các khía cạnh như vậy có thể bao gồm kinh phí, thời gian, hỗ trợ từ tổ chức, khả năng tiếp cận dữ liệu hoặc đối tượng tham gia, cũng như nhân lực và chuyên môn cần thiết. Điều này thừa nhận rằng một câu hỏi nghiên cứu có thể được xây dựng một cách chặt chẽ, nhưng đôi khi không khả thi trong giới hạn môi trường cụ thể của nhà nghiên cứu. Dù sao thì tới cùng, lên kế hoạch cho một nghiên cứu khả thi giúp tăng khả năng hoàn thành dự án.
I – Interesting (Thú vị) tập trung vào sức hấp dẫn của câu hỏi nghiên cứu ở quy mô lớn hơn. Xem xét việc cần nhiều nguồn lực để thực hiện thành công một dự án, nhà nghiên cứu buộc phải có sự tận tâm với công việc. Ngoài việc nhà nghiên cứu có sự gắn kết cá nhân với chủ đề nghiên cứu, họ cũng cần quan tâm tới mức độ hứng thú của cộng đồng khoa học rộng lớn hơn với dự án. Điều này có thể đạt được thông qua thảo luận với đồng nghiệp/cố vấn, đánh giá tài liệu mới xuất hiện và xem xét các ưu tiên của cơ quan tài trợ. Một câu hỏi nghiên cứu với mức độ quan tâm cao sẽ tăng khả năng cạnh tranh hơn cho việc tài trợ và xuất bản.
N – Novel (Tính Mới): yếu tố này đảm bảo rằng câu hỏi nghiên cứu mở rộng kiến thức trong lĩnh vực hiện tại và lấp đầy một khoảng trống kiến thức rõ ràng. Cách quan trọng nhất để đánh giá tính mới là tiến hành đánh giá tài liệu kỹ lưỡng để đánh giá dữ liệu có sẵn về những gì đã biết và chưa biết. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu quyết định cách tiếp cận chung của công việc, có thể bao gồm việc thiết kế để: (1) cải thiện những hạn chế trong các nghiên cứu trước đó, (2) nghiên cứu các khía cạnh chưa biết mà các nghiên cứu khác chưa giải quyết, hoặc (3) cố ý tại lặp các công trình có sẵn để xác nhận kết luận của chúng. Các câu hỏi nghiên cứu mới có nhiều khả năng thúc đẩy lĩnh vực tiến lên, và các nhà nghiên cứu có thể sẽ gặp ít vấn đề hơn trong quá trình phản biện.
E – Ethical (Đạo đức): Thành phần này thừa nhận các hàm ý đạo đức của nhiều loại nghiên cứu và sự cần thiết phải xem xét nguy cơ gây hại cho người tham gia tiềm năng. Tham gia vào giám sát thích hợp trong các giai đoạn đầu của nghiên cứu có thể hỗ trợ việc khái niệm hóa dự án, đặc biệt là trong các dự án có thể điều hướng các khu vực xám hoặc những dự án có cân nhắc độc đáo (ví dụ: tế bào gốc phôi thai, trí tuệ nhân tạo, v.v.). Các nhà nghiên cứu nên làm quen với việc liệu nghiên cứu của họ có yêu cầu xem xét bởi hội đồng đạo đức (đối với đối tượng con người) hay không, hoặc có phải tuân theo các thủ tục và quy trình khác hay không. Ngoài các phê duyệt chính thức, các nhà nghiên cứu cũng nên tham gia vào các cuộc trò chuyện liên quan đến những điểm yếu cụ thể trong lĩnh vực của họ và cách nghiên cứu của họ có thể duy trì sự an toàn và quyền riêng tư của đối tượng nghiên cứu.
R – Relevant (Liên quan) tập trung vào tác động mà nghiên cứu sẽ có đối với xã hội hiện tại và tương lai. Điều cần thiết là nhà nghiên cứu xem xét mục đích lớn hơn của câu hỏi nghiên cứu và cách nó thúc đẩy cộng đồng và thế giới. Mặc dù đôi khi nghiên cứu có thể được thực hiện chỉ vì mục đích học thuật thuần túy, nhưng nghĩa vụ lớn hơn đối với xã hội để tạo ra tác động tích cực, thông qua việc tạo ra kiến thức hoặc tiến bộ trong thực hành, nên luôn được xem xét. Một cách để đạt được mức độ ứng dụng này là sự tham gia của các bên liên quan. Không phải tất cả các nghiên cứu đều quan trọng đối với mọi người, vì vậy việc phản ánh nhu cầu của người dùng cuối đối với công việc của bạn có thể có ảnh hưởng tích cực đến thiết kế nghiên cứu và cho phép tích hợp công trình đó vào việc ra quyết định trong tương lai. Ví dụ, các công cụ được cung cấp bởi lĩnh vực nghiên cứu nhân rộng can thiệp (implementation science) thực hiện có thể cung cấp hướng dẫn để suy nghĩ về cách nghiên cứu có thể được chuyển thành thực hành và những gì có thể được thực hiện để tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi đó. Cuối cùng, việc đánh giá một cách nghiêm túc về sự liên quan của công việc đảm bảo rằng đầu tư vào khoa học thực sự tạo ra sự khác biệt.
Bảng 1. Định nghĩa và ví dụ sử dụng khung PICO:
Thành phần
Định nghĩa
Ví dụ – Tốt
Ví dụ – Tốt hơn
Ví dụ – Tốt nhất
Bệnh nhân / Dân số
Đối tượng quan tâm
Bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ)
Bệnh nhân trưởng thành (18–64 tuổi) mắc ĐTĐ type II
Bệnh nhân trưởng thành (18–64 tuổi) mắc ĐTĐ type II chưa kiểm soát (HbA1c <7%) được khám tại cơ sở chăm sóc ban đầu
Can thiệp
Hành động / phơi nhiễm được nghiên cứu
Giáo dục và quản lý bệnh cho bệnh nhân
Bệnh nhân được dược sĩ hướng dẫn về lối sống và tối ưu hóa thuốc
Bệnh nhân được gặp dược sĩ chăm sóc ngoại trú 3 lần trong 12 tháng, được tư vấn về dinh dưỡng, vận động và điều chỉnh thuốc theo thỏa thuận chăm sóc phối hợp
So sánh
Hành động / phơi nhiễm thay thế để so sánh
Bệnh nhân được chăm sóc thông thường
Bệnh nhân được khám bởi bác sĐịnh nghĩaĩ chăm sóc ban đầu (PCP)
Bệnh nhân được gặp PCP 3 lần trong 12 tháng
Kết quả
Hiệu quả được đánh giá
Thay đổi trong kiểm soát đường huyết
Thay đổi về HbA1c và glucose huyết lúc đói (FBG)
Tỷ lệ phần trăm thay đổi của HbA1c và FBG so với ban đầu tại thời điểm 3, 6 và 12 tháng
Chú thích: % = phần trăm; HbA1c = hemoglobin glycated; ĐTĐ = đái tháo đường; FBG = glucose huyết lúc đói; PCP = bác sĩ chăm sóc ban đầu.
Bảng 2. Định nghĩa và tự đánh giá theo tiêu chí FINER:
Thành phần
Định nghĩa
Câu hỏi tự đánh giá
Khả thi (Feasible)
Câu hỏi nghiên cứu có thể được trả lời với các nguồn lực sẵn có không?
Bạn có những yếu tố cần thiết cho nghiên cứu không?Bạn có kỹ năng để thực hiện nghiên cứu không?Xem xét các yếu tố cần thiết để thành công, bao gồm thời gian, chuyên môn, tài trợ hoặc khả năng tiếp cận dữ liệu.Thời gian dự kiến có phù hợp với khối lượng công việc không?
Thú vị (Interesting)
Câu hỏi nghiên cứu có gây hứng thú với bạn và cộng đồng khoa học không?
Dự án của bạn có phù hợp với định hướng của cơ quan tài trợ không?Bạn có thực sự quan tâm và gắn bó với dự án không?Đánh giá khách quan giá trị bên ngoài của nghiên cứu qua mức độ quan tâm từ đồng nghiệp, các bài báo khoa học, và các lời kêu gọi đề xuất tài trợ.Dự án có thu hút sự quan tâm của lĩnh vực khoa học rộng lớn hơn không?
Tính mới (Novel)
Câu hỏi nghiên cứu có nhằm lấp đầy khoảng trống tri thức hiện tại không?
Những gì đã được biết và chưa được biết?Hạn chế của các nghiên cứu hiện có trong lĩnh vực này là gì?Tiến hành rà soát tài liệu kỹ lưỡng để xác định những điểm đã và chưa được khám phá trong lĩnh vực khoa học.Nghiên cứu này đã từng được thực hiện chưa?
Đạo đức (Ethical)
Câu hỏi nghiên cứu có bảo vệ và tôn trọng đối tượng nghiên cứu không?
Nghiên cứu của bạn có giảm thiểu tổn hại tiềm tàng không?Bạn có đang làm việc với nhóm dễ tổn thương hoặc nghiên cứu lĩnh vực có vấn đề đạo đức đặc biệt không?Đánh giá sự cần thiết của hướng dẫn từ hội đồng đạo đức nghiên cứu hoặc các tiêu chuẩn khác (ví dụ: chăm sóc động vật, chất phóng xạ, v.v.).Bạn đã tham gia quy trình xem xét đạo đức chưa?
Liên quan (Relevant)
Câu hỏi nghiên cứu có thể dẫn đến cải thiện xã hội không?
Tác động tiềm năng của nghiên cứu bạn là gì?Nhu cầu của các bên liên quan là gì?Xem xét mục tiêu lớn hơn của nghiên cứu và cách nó có thể cải thiện cộng đồng và thế giới vượt ra ngoài phạm vi học thuật.Nghiên cứu của bạn có tạo ra giá trị tương xứng với chi phí không?