Bình duyệt mở thường chỉ được thảo luận trên lý thuyết hơn là thực tiễn. Dựa trên những bằng chứng từ một nghiên cứu tổng quan hệ thống gần đây về những nghiên cứu của bình duyệt mở, Tony Ross-Hellauer và Serge P.J.M. Horbach đã chỉ ra những câu hỏi tồn đọng về bình duyệt mở, cho thấy sự thiếu thốn về thử nghiệm và đòi hỏi nhiều hơn những tiếp cận thực tiễn cho loại hình bình duyệt này.
Trong thời đại chứng kiến nhiều sự chuyển biến về truyền thông khoa học và yêu cầu ngày càng tăng về sự minh bạch, thể chế của quá trình bình duyệt đang đối mặt với sự xem xét kỹ lưỡng của cộng đồng khoa học. Giữa những lo ngại về tính trung thực, minh bạch, và yêu cầu sự ghi nhận đầy đủ cho những đóng góp của giới hàn lâm, bình duyệt mở, một thực hành trong đó danh tính và/hoặc báo cáo bình duyệt của bình duyệt viên được công khai cùng với bài báo, đã được đề xuất như là một giải pháp hữu hiệu.
Bình duyệt mở đã được phát triển một cách rộng rãi cùng với những thực hành khoa học mở khác. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống bởi Tony vào năm 2017 đã nhận dạng ba phát kiến và trụ cột then chốt của hệ thống này, gồm danh tính mở, báo cáo mở, và tham gia mở. Nghiên cứu này cũng đánh giá rằng hiện những bằng chứng cho những thực hành này đang rất hạn chế, khi chỉ có số ít nghiên cứu đi trước về các kết quả cụ thể, mà phần lớn chỉ tập trung vào thái độ và kỳ vọng của các bên liên quan về bình duyệt mở.
Những người ủng hộ công khai danh tính trong bình duyệt cho rằng tiết lộ danh tính bình duyệt viên sẽ gia tăng minh bạch và tính trung thực, giảm thiểu những xung đột lợi ích, giúp tạo ra những bình luận mang tính đóng góp cho quá trình bình duyệt. Tuy nhiên, có những chỉ trích cho rằng thực hành này có thể dẫn tới những phản hồi thiếu tính phản biện để tránh xúc phạm đồng nghiệp. Còn những người ủng hộ báo cáo mở cho rằng đưa những báo cáo bình duyệt công khai sẽ giúp gia tăng sự chất lượng của báo cáo, củng cố uy tín của tạp chí và giúp cho những nhà nghiên cứu trẻ hiểu về cách bình duyệt một bản thảo.
Kể từ nghiên cứu này, đã có những bước đi đáng kể trong việc đưa những nguyên lý của khoa học mở trở thành hiện thực, cũng như định hình lại diễn ngôn về bình duyệt mở. Nhằm chỉ ra những thay đổi này, một cập nhật toàn diện đã được tiến hành để khảo sát các nghiên cứu từ sau 2017 đến 2022. Dựa trên khung PRISMA, 52 nghiên cứu có liên quan đến chủ đề đã được chọn để khám phá về khía cạnh danh tính mở và báo cáo mở trong bình duyệt mở. Tham gia mở bị loại bỏ ra khỏi tổng quan vì gần như không có những chứng cứ mới về khía cạnh này. Dưới đây là những kết quả của tổng quan mới này.
Thực trạng của bình duyệt mở
Sự khan hiếm trong những chứng cứ xoay quanh thực hành bình duyệt mở đến từ những ứng dụng giới hạn của nó. Bài tổng quan đã đánh giá mức độ vận dụng của mô hình, và kết quả cho thấy sự vận dụng dần dần các yếu tố của bình duyệt mở, đặc biệt là danh tính mở và báo cáo mở có sự khác biệt giữa các lĩnh vực khác nhau. Tổng quan cũng cho thấy tỷ lệ áp dụng bình duyệt mở còn xa để được coi là phổ biến, khi chỉ có một phần nhỏ tạp chí, khoảng 1-5%, đã áp dụng thực hành này, cho dù một số trong các tạp chí này là những tạp chí hàng đầu.
Tổng quan cũng bao gồm nhiều nghiên cứu đã đánh giá những ảnh hưởng của bình duyệt mở đến quá trình bình duyệt. Đáng khích lệ là, các kết quả cho thấy danh tính mở hay báo cáo mở đều không ảnh hưởng đến khả năng bình duyệt viên chấp nhận lời mời hay thời gian bình duyệt. Tuy nhiên, những lo ngại vẫn còn tồn đọng, đặc biệt ở những cộng đồng nghiên cứu thuộc các lĩnh vực hẹp.
Thái độ đối với bình duyệt mở có xu hướng tích cực hơn so với thái độ đối với danh tính mở, một xu hướng được quan sát thấy được ở nhiều nghiên cứu. Lo ngại chủ yếu về danh tính mở là nỗi sợ “bị trả thù” khi phải đưa ra những bình luận phê phán, điều này có thể dẫn đến những phản biện “cả nể”, cuối cùng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình bình duyệt.
Rất ít những bằng chứng cho thấy sự thay đổi trong hành vi của phản biện viên, ví dụ như khuynh hướng đưa ra những bình luận tích cực, hay những nhà nghiên cứu nam giới và nhà nghiên cứu lâu năm lưỡng lự hơn khi phải công khai danh tính bản thân. Những thay đổi hành vi này tuỳ thuộc vào lĩnh vực và bối cảnh địa lý, cũng như cách tiếp cận trong giao tiếp. Ngoài ra, có những bằng chứng khởi đầu cho thấy danh tính mở và báo cáo mở có thể dẫn đến những báo cáo mang tính xây dựng hơn, những vẫn bằng chứng này vẫn còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, tổng quan cho thấy có sự thiếu sót trong những nghiên cứu chỉ ra câu hỏi cấp thiết về việc bằng cách nào danh tính mở và báo cáo mở ảnh hưởng đến việc quản lý và cải thiện chất lượng của bản thảo, vốn là mục tiêu hàng đầu của quá trình bình duyệt. Khoảng trống này chỉ ra những hướng mới của nghiên cứu trong tương lai, nhằm làm rõ hiệu quả và khả năng ứng dụng rộng rãi hơn của thực hành bình duyệt mở cho các lĩnh vực đa dạng.
Những câu hỏi và lo ngại về “mở”
Tổng quan chỉ ra một số vấn đề của việc công bố những báo cáo bình duyệt, một thực hành nhận được sự ủng hộ trong cộng đồng học thuật. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra việc cần thêm những nghiên cứu tương tự về danh tính mở, trong bối cảnh có những lo ngại về trả thù và cả nể, vốn đang có rất ít những bằng chứng.
Do đó, các học giả vẫn hết sức nghi ngờ về việc có nên tiết lộ danh tính của những người bình duyệt. Ngoài ra, bằng chứng chỉ ra những tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với chênh lệch quyền lực và mức độ hiển thị tùy thuộc vào việc ai sẵn sàng xem xét các mô hình này hơn và/hoặc ai sẵn sàng hoặc có thể ký vào báo cáo của họ. Cần phải thực hiện nhiều thử nghiệm hơn nữa, bao gồm cả việc đánh giá tác động lâu dài, trước khi có thể theo đuổi việc triển khai rộng rãi mô hình này một cách có trách nhiệm.
Vẫn còn nhiều khía cạnh cần được nghiên cứu và đánh giá để đưa bình duyệt mở trở nên phổ biến hơn. Mặc dù một số cộng đồng nghiên cứu dường như cởi mở hơn với các mô hình bình duyệt mở khác nhau, nhưng tác động của việc triển khai những mô hình này đối với mỗi bình duyệt viên, chất lượng của quá trình đánh giá, và quyết định về những gì cuối cùng sẽ được xuất bản trong đó các tạp chí vẫn chưa được nghiên cứu kỹ càng.
Sự cần thiết của việc xuất bản những thử nghiệm
Để giải quyết hiệu quả những câu hỏi nêu trên đòi hỏi phải có những nguồn lực, khác nhau cùng tham gia bao gồm quyền truy cập vào dữ liệu liên quan, cộng đồng nghiên cứu sẵn sàng tham gia vào thử nghiệm phối hợp và một nhóm các nhà nghiên cứu sẵn sàng thực hiện những thử nghiệm này.
Dựa trên những phát hiện từ báo cáo này ở đây và Lex Bouter, một “Lời kêu gọi hành động” đã được xuất bản để nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu thêm về bình duyệt mở, bao gồm ba lĩnh vực ưu tiên để điều tra:
- Các biến thể của bình duyệt mở ảnh hưởng như thế nào đến nội dung và chất lượng của quá trình bình duyệt?
- Ý nghĩa của các yếu tố bình duyệt mở đối với người bình duyệt, tác giả và các bên liên quan khác tham gia vào quá trình đánh giá là gì?
- Làm thế nào để các mô hình bình duyệt mở áp dụng cho việc đánh giá các đối tượng khác với các bài báo tạp chí truyền thống?
Một nhóm quốc tế mạnh mẽ đã phát triển các đề cương nghiên cứu để giải quyết một số vấn đề này trong Viện Truyền thông Học thuật Khoa học Tam giác năm 2023. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. Nhóm nghiên cứu kêu gọi cộng đồng nghiên cứu tham gia vào quá trình này và mời độc giả liên hệ với nhóm nếu bạn muốn cộng tác hoặc hỗ trợ các nỗ lực trong quá trình này.
Dịch từ LSE
--- Bài viết này có hữu ích không? ---
Nhấn sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 0 / 5. Số đánh giá: 0
Chưa có đánh giá.