Các tổ chức truyền thông học thuật đã phải chịu những áp lực rất nặng nề trong suốt năm khốc liệt vừa qua. Điển hình như những nỗ lực to lớn trong việc tăng tốc truyền thông khoa học lại làm lộ ra những điểm yếu của quy trình biên tập tạp chí và preprint. Tuy vậy, trong thời kỳ bị gián đoạn này, các nhà xuất bản (NXB) thương mại vẫn tìm thấy các cơ hội đầu tư vốn để cuối cùng củng cố vị thế tương đối của họ trên thị trường – những cơ hội không có sẵn cho các đối tác phi lợi nhuận của họ. Bài viết này sẽ bàn về các NXB phi lợi nhuận, cụ thể hơn tập trung vào sự khác biệt lớn giữa các hiệp hội STEM và các hiệp hội khoa học nhân văn cùng các NXB trường đại học
Phần đầu sẽ tập trung vào các tạp chí của các trường đại học, xem xét cách họ đối mặt với những thách thức hiện tại và cũng như cách họ đang hướng tới một viễn cảnh mới. Phần tiếp theo sẽ xem xét các hiệp hội học thuật ở nhiều mảng hoạt động, không chỉ ở việc xuất bản mà còn cả các vấn đề về chính sách hội viên và các sự kiện hội họp. Dưới đây là một số điểm chính thu được từ của các cuộc phỏng vấn thẳng thắn với một loạt các giám đốc điều hành.
Các vấn đề chung
Có một số điểm tương đồng giữa các NXB đại học và các hiệp hội trong cách họ đối phó với đại dịch.
Chúng ta chắc hẳn đã nghe nói về sự thành công trên diện rộng của cuộc xoay sở nhanh chóng của lực lượng lao động sang dạng trực tuyến. Một số hình thức công việc yêu cầu nhân viên phải vận chuyển hệ thống máy tính từ văn phòng về nhà và chuyển hóa quy trình xuất bản lên các nền tảng kỹ thuật số. Kết quả là, sau đại dịch, nhiều người tham gia phỏng vấn dự định sẽ chuyển sang hình thức làm việc từ xa nhiều hơn và một số nơi ghi nhận cơ hội giảm chi phí về không gian văn phòng.
Về bối cảnh bên ngoài các tổ chức, sự đa dạng về doanh thu là đặc biệt quan trọng trong thời kỳ suy thoái. Nguồn thu của các hiệp hội có sự đan xen giữa thu nhập từ xuất bản, chính sách hội viên và các sự kiện hội họp. Trong khi đó, NXB của trường đại học phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu từ việc xuất bản. Một số NXB của trường đại học có các tờ tạp chí vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào hoạt động xuất bản sách vào doanh số bán hàng của đơn vị. Ngược lại, đối với các hiệp hội, tạp chí là trọng tâm xuất bản chính với, doanh thu chính đến từ các lượt đăng ký định kỳ. Các NXB của trường đại học quan tâm nhiều hơn đến việc các thư viện sẽ tiếp tục đầu tư vào sách chuyên khảo, và điều này khiến dự báo doanh thu của họ trở nên không chắc chắn.
Nhìn chung, năm 2020 được cho là một năm vẫn còn tốt đẹp hơn nhiều so với sự lo ngại của các NXB. Doanh thu từ tạp chí phần lớn đã được chốt trước khi đại dịch tấn công, và các khoản bảo hiểm đóng vai trò trấn an tinh thần cho các tổ chức đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kinh doanh với các nhà cung cấp lớn hơn. Doanh thu bán sách mà nhiều người dự đoán sẽ giảm đáng kể lại phục hồi một phần nhờ doanh số bán hàng kỹ thuật số gia tăng mạnh mẽ và lĩnh vực bán lẻ được cải thiện. Một số hiệp hội cho biết doanh thu từ hội họp của họ giảm, nhưng lại cố gắng dàn xếp được các cam kết về không gian, giúp giảm thiểu tác động của việc chuyển các sự kiện thường niên từ hình thức trực tiếp sang phòng họp trực tuyến chỉ trong một thời gian ngắn.
Hầu hết mọi nhà lãnh đạo đều lên kế hoạch cho một năm 2021 không chắc chắn về tài chính. Nhiều người đang trong quá trình lập kế hoạch theo kịch bản dự đoán một số hoặc tất cả các phần trong dự án của họ sẽ cho lợi nhuận giảm đáng kể.
Hiệp hội STEM
Mặc dù năm nay đã mang lại một số thách thức đáng kể cho các hiệp hội STEM, nhưng nhìn chung, họ không phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn kinh doanh.
Nguồn thu quan trọng đối với nhiều hiệp hội STEM đến từ lượt đăng ký tạp chí hầu như không suy giảm cho đến thời điểm này. Áp lực phát triển các dịch vụ truy cập mở tiếp tục gia tăng nhưng hầu hết gián tiếp liên quan đến sự gián đoạn của năm 2020.
Việc phải hủy các sự kiện hội thảo, họp mặt chính là tác động đáng kể nhất về doanh thu đối với nhiều hiệp hội STEM và nỗ lực chuyển đổi sang các hình thức trực tuyến đã đặt ra một số câu hỏi chiến lược nhằm gia tăng sự hấp dẫn. Một điều đặc biệt thu hút: một số hiệp hội Hoa Kỳ đang nhìn sang các đồng nghiệp cùng ngành với họ ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như ở Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Vương quốc Anh và Đức, khi mà giờ đây sự độc quyền về lãnh thổ đã sụp đổ.
Sự sụp đổ đầu tiên là sự chuyển sang vận động toàn cầu về quyền tác giả và phân phối các ấn phẩm, xóa bỏ ranh giới địa lý. Hiện giờ, hoạt động của các hiệp hội đang xoay quanh các hội nghị ảo mà sau khi tính đến múi giờ, một học giả có thể tham dự dễ dàng bất kể họ đang ở quốc gia nào. Do đó, đặc tính quốc gia của các hiệp hội đặt ra câu hỏi về việc liệu các hiệp hội cùng lĩnh vực ở các quốc gia khác nhau là đồng minh hay đối thủ cạnh tranh. Một giám đốc điều hành đang vật lộn với câu hỏi này đã lưu ý: “Mối quan hệ của chúng tôi là kiểu vừa là bạn vừa là thù (frenemies). Khi nào là thời điểm bạn cần ăn thịt tác giả, cộng tác viên, nhà tài trợ và thành viên? ”
Các hiệp hội khoa học nhân văn và NXB trường đại học
Thông qua so sánh, mặc dù cả hiệp hội nhân văn và NXB đại học đều có thể phục hồi sau bức tranh kinh tế thảm khốc mà nhiều người đã vẽ ra vào khoảng đầu năm, nhưng họ có xu hướng bị ảnh hưởng trực tiếp hơn bởi những thách thức ngân sách của khu vực đại học và lo lắng về những gì năm 2021 sẽ mang lại cho một số khu vực, bao gồm:
- Sự chậm lại có thể xảy ra đối với việc thu mua lại sách in, chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến các NXB đại học. Trong khi nhiều NXB đại học vẫn xuất bản tạp chí và nhiều hiệp hội xuất bản sách, thì sự kết hợp này khá khác nhau. Do đó, các NXB đại học vẫn dễ bị ảnh hưởng hơn nhiều trước sự suy thoái của thị trường sách.
- Mối lo ngại rằng các khoản trợ cấp cho trường đại học có thể bị cắt giảm do thiếu hụt nguồn thu chung. Xu hướng này có thể tác động không công bằng tới các NXB của các trường đại học nhỏ và các trường đại học công lập.
- Sự e ngại về sự sụt giảm hội viên do sự giảm mạnh của các giảng viên kiêm nhiệm trong ngành khoa học nhân văn.
- Một số hiệp hội trong khoa học xã hội và nhân văn lo ngại rằng các chương trình của họ có thể bị cắt giảm sâu hơn trong thời kỳ suy thoái kéo dài. “Kịch bản u ám và diệt vong là giáo dục đại học theo chế độ thắt lưng buộc bụng làm giảm giá trị của lĩnh vực của chúng tôi đến mức chúng tôi thấy sự mất mát trong các chương trình cấp bằng và vị trí biên chế vì chúng tôi không được coi là một chuyên ngành sẵn sàng cho công việc”.
Một vài suy ngẫm về tương lai
Các NXB trường đại học đã tìm đến ngôi trường tài trợ của họ để được hướng dẫn về ngân sách và cách gia tăng tầm quan trọng của họ thông qua các dịch vụ đối với tổ chức trong thời gian hỗn loạn này.
Chúng tôi đã nghe nói về một số thử nghiệm thú vị, từ hỗ trợ phân phối cho các sáng kiến xuất bản của bộ đến các dịch vụ số hóa cho các thư viện. Một giám đốc đã nói như thế này, “Khi tôi mới đến đây, hầu như không có sự hợp tác nào với trường đại học. Không ai biết chúng tôi tồn tại. Bây giờ điều đó đang bắt đầu thay đổi. Chúng tôi đóng vai trò là đối tác chiến lược với một số khoa và chương trình của trường đại học, cùng nhau thực hiện các ý tưởng mới, từ việc xây dựng các bộ sách cho đến khám phá các cách thức mới để quảng bá công trình của các giáo sư bao gồm các cuốn sách ngắn, video và podcast. ”
Vượt lên cả phạm vi nội bộ trường đại học, một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đang bắt đầu xuất hiện giữa các NXB đại học để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các quy trình và hình thức học mới.
Các hiệp hội đang xem xét các cách để tái sản xuất các sự kiện hội họp của họ, một phần để giảm thiểu tác động của việc mất doanh thu từ các cuộc hội thảo trực tiếp, nhưng nhiều hơn nữa là để tìm ra những cách thức trực tuyến hỗ trợ sứ mệnh là trung tâm giao lưu của mình. Chúng ta có thể kỳ vọng rằng các hiệp hội ngày càng có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường mối liên hệ giữa quyền cho tác giả và lợi ích cho hội viên.
Sự khác biệt trong việc trở thành một tổ chức dựa trên các hội viên hoặc một tổ chức thuộc sở hữu của trường đại học đã được chỉ ra bởi một số người tham gia cuộc thăm dò. Trong khi một số giám đốc NXB trường đại học chỉ ra những lợi thế của việc kết nối với một tổ chức lớn hơn sẽ giúp họ vượt qua thời kỳ suy thoái có thể xảy ra. Một NXB hiệp hội đã nhìn nhận điều đó là một điểm yếu: “Chúng tôi đang ở trong một tình huống tốt hơn so với NXB trường đại học. Họ phụ thuộc vào tổ chức của họ và phải chật vật khi ngân sách trở nên khó khăn vì họ không phục vụ sứ mệnh trực tiếp của một tổ chức. Họ đã rất cố gắng KHÔNG xuất bản quá nhiều công bố từ giảng viên của mình. Mặt khác, chúng tôi rất cần thiết cho các hội viên của chúng tôi. Tạp chí của chúng tôi đại diện cho toàn cảnh của một lĩnh vực. Điều này mang lại cho chúng tôi nhiều khả năng phục hồi hơn. Nhờ có sự tập trung vào hội viên và là trung tâm trong lĩnh vực của mình, chúng tôi theo kịp với nhu cầu của các hội viên.”
Các giám đốc NXB trường đại học và giám đốc hiệp hội đều suy ngẫm tới số phận của các NXB nhỏ hơn trong thảm họa do đại dịch và dự đoán một viễn cảnh suy giảm số lượng các NXB, sự nổi lên của các cách tiếp cận sáng tạo hơn đối với quan hệ đối tác và thậm chí là sáp nhập, và áp lực thậm chí còn lớn hơn đối với các NXB xã hội độc lập nhỏ khi phải xem xét việc ký kết với một đối tác thương mại.
Mọi người đều đang suy nghĩ về các cách để đổi mới trong thời gian đầy thử thách này, trong nhận thức rằng việc cứ duy trì hoạt động kinh doanh như bình thường khó có thể đưa họ vượt qua giai đoạn suy thoái kéo dài.
Tình trạng xuất bản phi lợi nhuận
Mặc dù các cuộc phỏng vấn và phân tích ở trên đã có sự tham gia từ một số người quan trọng nhất trong lĩnh vực xuất bản phi lợi nhuận, vẫn còn nhiều người chơi khác trong thế giới này. Ví dụ, chúng tôi không phỏng vấn các NXB quốc tế và không xem xét phạm vi nào khác ngoài các hiệp hội và NXB đại học. Một ví dụ là Annual Reviews, NXB đi đầu trong phong trào đăng ký-để-mở (subscribe-to-open: tạp chí sẽ chuyển sang dạng truy cập mở khi phí đăng ký của các cơ sở nghiên cứu đủ để cân mục tiêu doanh thu của tạp chí). Một ví dụ khác là NXB truy cập mở PLOS, gần đây đã công bố một mô hình kinh doanh mới dựa trên tư cách thành viên tổ chức cho một số tạp chí của mình.
Thứ ba là eLife. Một số người nhận định rằng các công ty khởi nghiệp phi lợi nhuận như eLife không có nhiều hoạt động kinh doanh truyền thống và do đó có thể đổi mới nhanh chóng hơn. Có lẽ cũng bởi vì các tổ chức này có mô hình quản trị đơn giản hơn nhiều các hiệp hội STEM, nên chúng có lợi thế để thực hiện các thử nghiệm dựa trên cộng đồng. Ngoài ra, trước sự dịch chuyển của các NXB thương mại lớn các lên không gian kho lưu trữ và quy trình làm việc, sẽ hợp lý khi xem xét các tổ chức phi lợi nhuận như Lyrasis và Center for Open Science theo danh hiệu này, ít nhất là trong một số thành phần công việc của họ.
Cuối cùng, với việc các NXB thương mại dường như đang phát triển mạnh trong thời kỳ đại dịch, chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải liên tục đánh giá lại tình trạng tổ chức và vị thế cạnh tranh của các tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực xuất bản học thuật. Khi sự gián đoạn hiện tại phát triển hơn nữa, một số sẽ thấy rằng bánh xe số phận tiếp tục quay – và một số lại có thể nhìn ra cơ hội để nắm bắt được.
Lược dịch từ The Scholarly Kitchen
--- Bài viết này có hữu ích không? ---
Nhấn sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 0 / 5. Số đánh giá: 0
Chưa có đánh giá.