Đã bao nhiêu lần bạn đọc một bài báo tự tin khẳng định rằng có rất ít nghiên cứu về chủ đề đó trong lĩnh vực này? Và bạn tin vào khẳng định đó tới mức nào? Richard Phelps cho rằng hiếm khi có tình trạng thiếu các tài liệu có sẵn về một chủ đề nào đó, mà các tác giả thường đưa ra các tuyên bố như vậy như một cách cường điệu hóa giúp nổi bật tầm quan trọng của nghiên cứu của chính họ.
Đánh giá tổng quan tài liệu mang tính bác bỏ – dismissive literature review, là tuyên bố/khẳng định trong một phần tổng quan tài liệu mà ở đó nhà nghiên cứu đảm bảo với công chúng rằng chưa có ai nghiên cứu một chủ đề nào đó hoặc rất ít nghiên cứu được thực hiện về chủ đề đó.
Bằng việc sử dụng “công cụ” này, một nghiên cứu mới – đáng ra cần phải giúp gia tăng kho tàng tri thức – lại khiến làm giảm đi hiểu biết của người đọc, khi nói với họ rằng chủ đề này chưa có thông tin gì đáng đọc.
Hơn nữa, qua thời gian, các tổng quan kiểu này tiếp tục làm giảm lượng kiến thức một cách liên hoàn. Với những nhà nghiên cứu tiếp theo, một bài tổng quan bác bỏ hạn chế sự tìm kiếm sâu hơn về các tài liệu nghiên cứu, vì nó đã khẳng định một cách vô căn cứ rằng sẽ không còn gì để tìm kiếm. Khi một nhà nghiên cứu tuyên bố họ là người đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu về một vấn đề, họ tạo ra “lời khẳng định về sự đầu tiên” – một dạng tổng quan bác bỏ.
Một đánh giá như vậy có thể đúng, chẳng hạn như với những công nghệ hoàn toàn mới; nhưng đa số chúng có lẽ không chính xác. Mặc dù vậy, chúng vẫn phổ biến. Hãy thử thực hiện một vài tìm kiếm đơn giản trên mạng. Trong trường tìm kiếm, hãy thử nhập các cụm như “đây là nghiên cứu đầu tiên” (“this is the first study”), “có rất ít nghiên cứu” (“paucity of research”), “chỉ có vài nghiên cứu” (“little prior research”),…
Sự gia tăng của các đánh giá kiểu này là phản hồi tự nhiên đối với các động lực, khuyến khích trong khoa học. Với những học giả đầy tham vọng, một bài tổng quan bác bỏ mang lại nhiều lợi ích hơn là thực hiện tổng quan toàn diện. Họ sẽ:
- Tiết kiệm nhiều thời gian và tránh đi cảm giác nhàm chán khi đọc tài liệu nghiên cứu
- Thêm lượt trích dẫn cho nhóm mà họ thuộc về, trong khi không thêm cho đối thủ
- Không giúp ích cho người đọc trong việc đưa ra các bằng chứng đối lập (thậm chí còn không trích dẫn nó)
- Vờ như là một “chuyên gia” thực sự trong lĩnh vực (vì chuyên gia được yêu cầu phải có hiểu biết về các tài liệu nghiên cứu)
- Thu hút nhiều sự chú ý hơn bằng việc trở thành “đầu tiên”, “nguyên gốc”, “người tiên phong” một cách vô căn cứ
- Tăng khả năng được xuất hiện ở các nghiên cứu sau đó với lý do tương tự
- Tăng khả năng nhận được các nguồn tài trợ nghiên cứu để “lấp những khoảng trống kiến thức”
Một học giả nên phục vụ lợi ích xã hội bằng cách dùng nhiều thời gian để tiến hành tổng quan tài liệu một cách trung thực và kỹ lưỡng. Nhưng sự chính trực về mặt đạo đức như vậy có thể sẽ không cho họ một vị trí biên chế.
Tổng quan bác bỏ mang lại lợi ích cho các cá nhân và nhóm nhỏ; trong khi hậu quả của nó đổ dồn cho toàn xã hội. Những tác giả có thái độ bác bỏ chuyển hướng chú ý của chúng ta khỏi những người quen thuộc hơn với tài liệu nghiên cứu (các chuyên gia thực sự); với mỗi bài tổng quan bác bỏ, chúng ta có ít thông tin hơn và bất kỳ chính sách công nào sau đó đều được xây dựng với ít thông tin, nhiều sai lệch hơn.
Chắc chắn rằng, các tài liệu nghiên cứu bị loại bỏ vẫn còn ở đâu đó. Nhưng nếu không biết nó tồn tại, ta khó có thể biết tìm nó ở đâu. Ngày nay, hàng loạt thông tin mới tràn ngập mỗi giây, làm rối loạn tầm hiểu biết của chúng ta.
Có một số dấu hiệu để nhận biết các tổng quan bác bỏ này. Một số tác giả nhanh chóng chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác và liên tục loại bỏ nhiều tài liệu nghiên cứu riêng biệt theo thời gian, tốc độ của quá trình này không bị cản trở sự tiêu tốn thời gian khi tìm tài liệu. Một số học giả kiên trì giới hạn trích dẫn không chỉ trong lĩnh vực học thuật của họ mà còn trong một nhóm đồng nghiệp hợp tác nhất định. Nói chung, họ tạo thành một “liên hiệp trích dẫn” (citation cartel). Một khi đã đầu tư vào những tuyên bố có tính chất bác bỏ của mình, những tác giả này có xu hướng không nhìn lại – như đính chính hay rút lại lời bác bỏ.
Các tác giả viết tổng quan bác bỏ nằm trong số rất ít người được tiếp cận với các nhà hoạch định chính sách, ít nhất là ở cấp quốc gia. Do đó, dù cố ý hay không, sự bác bỏ của họ cản trở, ngăn chặn phần lớn các nghiên cứu liên quan đến chính sách hiện có đến được với các nhà hoạch định chính sách.
Có thể, những học giả hàng đầu này đạt được địa vị của họ một phần là nhờ những bài tổng quan bác bỏ của họ, chứ chúng không hề cản trở họ. Hoặc, như người ta có thể nói ở Thung lũng Silicon, những đánh giá bác bỏ có thể là một đặc điểm của sự nghiệp thành công, chứ không phải là một lỗi lầm (bug).
Dịch từ LSE
--- Bài viết này có hữu ích không? ---
Nhấn sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 1 / 5. Số đánh giá: 3
Chưa có đánh giá.