Việc làm Đồng tác giả có thể ảnh hưởng rất khác nhau đối với những nhà nghiên cứu từ các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, trong lĩnh vực Khoa học xã hội, các bài báo có Đồng tác giả chỉ mới trở thành tiêu chuẩn trong vài thập kỷ gần đây. Tôi bắt đầu con đường học vấn của mình từ chuyên ngành Văn học Anh, một chuyên ngành mà các tác giả thường không cộng tác viết (Leane, Fletcher và Garg, 2019; Nyhan và Duke-Williams, 2014). Trong khối ngành Nhân văn (Humanities), nơi quyền tác giả đơn nhất là tiêu chuẩn, việc đồng công bố một bài báo hoặc cuốn sách thậm chí có thể là một động thái hạn chế phát triển sự nghiệp sau này.
Ngoài ra, việc đồng tác giả có thể dẫn đến những bất lợi gia tăng cho nhà nghiên cứu nữ (trong cả lĩnh vực STEM và Khoa học xã hội nhân văn), nhà nghiên cứu trẻ và nhà nghiên cứu từ các nước đang phát triển – những bất lợi khi đóng góp của họ không được công nhận hoặc giảm giá trị so với giá trị thực tế.
Tuy nhiên, khi mới bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu, tôi đã cố gắng tiếp tục xuất bản theo những cách truyền thống, đôi khi còn được gọi là xuất bản theo cách “chú sói đơn độc” (như trong một bài đăng trên trang Research Whisperer trước đây). Đó là một hành trình tương đối khó khăn và đơn độc. Bạn đi đến thư viện hoặc kho lưu trữ một mình, bạn đọc một mình, bạn viết một mình, và bạn chỉnh sửa một mình. Sau một khoảng thời gian, bạn có thể được làm việc với một Trợ lý nghiên cứu, nhưng đóng góp trí tuệ của người trợ lý này cho tác phẩm thường rất nhỏ với những công việc như: sao chép, sửa tài liệu tham khảo, kiểm tra xác thực, và chỉnh sửa văn bản (nói cách khác, những công việc không có giá trị Đồng tác giả). Bạn có thể đến các hội nghị, trình bày về dự án của mình để xây dựng một tệp khán giả và nhận phản hồi cũng như ý kiến xây dựng, nhưng vẫn còn một khoảng cách giữa những gì bạn trình bày tại một hội nghị và liệu có ai thực sự muốn cùng hoàn thiện và công bố ý tưởng bạn đề xuất hay không. Thông thường, phản hồi duy nhất bạn nhận được là từ những người bình duyệt bài báo đó. Dần dần, tôi nhận ra rõ ràng rằng tôi sẽ không thể có được chỉ số H-index và số lượng bài công bố hàng năm như mong muốn bằng lộ trình học thuật truyền thống; nhưng tôi vẫn còn nhiều điều muốn nói và sách, bài báo vẫn là cách tôi muốn nói lên những điều này.
Tuy nhiên, khi mới bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu, tôi đã cố gắng tiếp tục xuất bản theo những cách truyền thống, đôi khi còn được gọi là xuất bản theo cách “chú sói đơn độc” (như trong một bài đăng trên trang Research Whisperer trước đây). Đó là một hành trình tương đối khó khăn và đơn độc. Bạn đi đến thư viện hoặc kho lưu trữ một mình, bạn đọc một mình, bạn viết một mình, và bạn chỉnh sửa một mình. Sau một khoảng thời gian, bạn có thể được làm việc với một Trợ lý nghiên cứu, nhưng đóng góp trí tuệ của người trợ lý này cho tác phẩm thường rất nhỏ với những công việc như: sao chép, sửa tài liệu tham khảo, kiểm tra xác thực, và chỉnh sửa văn bản (nói cách khác, những công việc không có giá trị Đồng tác giả). Bạn có thể đến các hội nghị, trình bày về dự án của mình để xây dựng một tệp khán giả và nhận phản hồi cũng như ý kiến xây dựng, nhưng vẫn còn một khoảng cách giữa những gì bạn trình bày tại một hội nghị và liệu có ai thực sự muốn cùng hoàn thiện và công bố ý tưởng bạn đề xuất hay không. Thông thường, phản hồi duy nhất bạn nhận được là từ những người bình duyệt bài báo đó. Dần dần, tôi nhận ra rõ ràng rằng tôi sẽ không thể có được chỉ số H-index và số lượng bài công bố hàng năm như mong muốn bằng lộ trình học thuật truyền thống; nhưng tôi vẫn còn nhiều điều muốn nói và sách, bài báo vẫn là cách tôi muốn nói lên những điều này.
Vì vậy, tôi quyết định vượt qua mặt tối của việc Đồng tác giả, bắt đầu cộng tác viết và tôi dám cam đoạn với bạn rằng trải nghiệm này thật tuyệt!
Dưới đây là 10 điều tôi học được khi trở thành Đồng tác giả, bao gồm các lưu ý và mẹo về làm việc nhóm, quản lý thời gian, các giá trị và quy trình viết bài. Tôi nhận thấy những điều này là thiết yếu, cho dù tôi gặp các cộng sự của mình hàng ngày hay chúng tôi sống ở hai đầu địa cầu.
Các lưu ý hàng đầu khi làm Đồng tác giả:
1. Cần có một tác giả chính chịu trách nhiệm về các đầu việc quản lý dự án như thiết lập thời hạn nội bộ trong nhóm và thương lượng với nhà xuất bản.
Chuẩn bị một nội dung để sẵn sàng xuất bản không chỉ là viết những lời hay ý đẹp. Một việc sẽ giúp nhóm của bạn rất nhiều là chỉ định một nhân sự chuyên theo dõi các lịch trình viết, trả lời email từ tổng biên tập và tổ chức các buổi họp tác giả thường kỳ. Theo kinh nghiệm của tôi, nhân sự này cũng thường là tác giả thứ nhất.
2. Hãy rõ ràng về công việc của mỗi người.
Bạn chịu trách nhiệm viết những chương hay phần nào? Bạn sẽ chịu trách nhiệm gì khi chỉnh sửa? Sự rõ ràng về công việc của mọi người khi hợp tác giúp bạn đảm bảo công việc được phân bổ một cách công bằng và thiết thực, đồng thời giúp bạn tiến hành danh sách việc cần làm (to-do list) của mình dễ dàng hơn. Nó có thể sẽ trở nên lộn xộn hơn vào một lúc nào đó sau này, nhưng nó phải rõ ràng khi bắt đầu!
3. Gặp gỡ thường xuyên – gặp trực tiếp hoặc qua các phần mềm trò chuyện sử dụng video như Skype hoặc Zoom.
Trong các hoạt động cộng tác của mình, chúng tôi thường xuyên cập nhật bằng nhiều cách: gắn hashtag #amwriting cho nhau trong bài đăng trên Twitter hoặc Insta, tin nhắn SMS, email, cùng làm việc trên trang Shut Up & Write hoặc cùng uống một ly cà phê. Nhưng hiệu quả nhất vẫn là cuộc họp được lên lịch hàng tháng để mỗi thành viên có trách nhiệm giải trình, cùng nhau phân thích nhiều tài liệu và để đàm phán với nhau.
Tôi cũng sử dụng các cuộc họp thường kỳ của nhóm như các mốc thời hạn cho cá nhân. Ngay cả khi tôi đã không sáng tạo được gì trong cả tháng, một cuộc họp sắp tới luôn khiến tôi phải viết một thứ gì đó. Có thể đó chỉ là bản nháp đầu tiên vào phút cuối, nhưng tất cả những bản nháp đầu tiên vào phút cuối đó sẽ tích hợp lại nhanh hơn bạn nghĩ.
4. Động viên nhau
Khi bạn đang có một ngày tốt lành hay một ngày tồi tệ, các cộng sự của bạn nên là nguồn cổ vũ lớn lao nhất. Điều này thực sự giúp ích cho việc viết lách!
5. Giữ liên lạc nếu bạn bị ốm, bị tụt lại phía sau, hoặc gặp khó khăn.
Một tác phẩm công bố là một dự án dài hạn và rất nhiều điều có thể xảy ra đối với công việc, cuộc sống và việc viết lách của bạn trong quá trình thực hiện dự án. Mọi người đều hiểu rằng bạn có thể cần phải điều chỉnh một số cam kết đã đưa ra. Chỉ cần bạn đề xuất, nhóm có thể tìm cách giúp bạn trở lại đúng lộ trình.
6. Cố gắng làm việc cùng những người tương thích với bạn
Bất kỳ đội nhóm nào làm việc cũng cần phải có rất nhiều niềm tin, đặc biệt nếu bạn đang làm việc từ xa và chỉ họp cùng nhau mỗi tháng hoặc mỗi hai tháng. Tôi luôn giữ liên lạc với những người tôi đã từng làm việc trước đây (là những người tôi cùng giảng dạy, cùng làm việc trong các hội đồng hoặc các dự án viết nhỏ hơn như viết blog). Đây là những người mà tôi biết rõ rất tương thích với mình, và rằng chúng tôi có thể cùng nhau vượt qua các bất đồng và thách thức cùng nhau!
7. Làm việc với người khác có nghĩa họ không phải lúc nào cũng làm việc theo cách của bạn
Đây là điều hiển nhiên, nhưng nó cũng có thể là một thách thức nếu bạn đã quen là một “chú sói đơn độc”. Trong hầu hết trường hợp, những sự khác biệt này giúp bài viết của các bạn phong phú hơn, sâu sắc hơn và chung tiếng nói được với nhiều đối tượng hơn.
8. Bảo vệ những gì bạn tin tưởng
Tôi đã trở thành một cây viết vững vàng hơn nhiều khi được thử thách để phản biện lại các giá trị xã hội, thẩm mỹ và trí tuệ của người khác. Cho dù quan điểm của bạn là yêu thích đại từ không-phân-biệt-giới-tính, Derrida, hay chi phí rẻ hơn cho học viên sau đại học… hãy bảo vệ quan điểm đó. Dẫu vậy, tôi cũng nên nói rằng không phải lúc nào bạn cũng giành chiến thắng. Tình yêu dấu phẩy Oxford của tôi thường xuyên bị nhóm của mình gạt bỏ.
9. Chia sẻ những bản nháp sớm
Có thể là một thách thức để chuyển thói quen từ việc chia sẻ một bài viết chỉ khi nó gần như hoàn chỉnh sang thói quen chia sẻ từ những bản nháp đầu tiên. Tuy nhiên, việc cùng viết với một giọng văn, một nội dung và hướng tiếp cận sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu như các thành viên trong nhóm đọc những bản nháp sớm của nhau trước khi chúng đã quá hoàn thiện.
10. Chỉnh sửa công việc của người khác theo từng giai đoạn
Khi tôi chỉnh sửa tác phẩm của chính mình, tôi thường viết lại các đoạn văn, thay đổi các từ riêng lẻ, kiểm tra chính tả và nghiền ngẫm lại các khái niệm… tất cả cùng một lúc. Nhưng việc người khác chỉnh sửa theo cách đó trên tác phẩm của tôi, ngược lại, là việc khá lộn xộn và vô ích.
Vậy nên, khi ai đó đưa ra phản hồi về các bản nháp ban đầu của tôi, sẽ rất hữu ích nếu họ giữ cho phản hồi của mình ở mức tổng quát, về hướng triển khai của các đoạn và của toàn bài. Khi họ đưa ra phản hồi về những bản nháp sau này, sẽ rất hữu ích nếu họ chỉ phản hồi về những chi tiết nhỏ như cấu trúc câu.
———————–
Khi mới bắt đầu, tôi cảm thấy việc đồng tác giả thật đáng sợ bởi tôi phải tự khiến bản thân mình mở lòng và phải nêu cao tinh thần trách nhiệm tới các cộng sự. Nhưng, một khi chúng tôi đã thành một nhóm viết, tôi nhận ra rằng đây là một trong những cách làm việc hiệu quả nhất, chắc chắn nhất và tập hợp trí tuệ nhất mà tôi từng sử dụng.
Nếu bạn có thể tìm được một nhóm viết có khả năng giao tiếp tích cực, công bằng và làm việc hiệu quả, tôi thực sự khuyến khích bạn bắt đầu cách làm việc này.
Dịch từ The Research Whisperer
--- Bài viết này có hữu ích không? ---
Nhấn sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá: 1
Chưa có đánh giá.