Xây dựng, phát triển và vận hành nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội: Kinh nghiệm từ Research Coach in Social Sciences

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 5 năm thành lập RCISS, TS. Phạm Hiệp đã chia sẻ một số suy nghĩ của mình về RCISS như là một nhóm nghiên cứu (NNC). Trong phần đầu bài viết, tác giả sẽ chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân trong việc xây dựng, phát triển và vận hành NNC RCISS. Trong phần 2, tác giả trình bày một số suy nghĩ về việc xây dựng, phát triển và vận hành NNC trong lĩnh vực KHXH ở Việt Nam. Một số góp ý cho các nhà làm chính sách, lãnh đạo đại học cũng sẽ được đưa ra ở cuối phần này.

Từ câu chuyện của RCISS

Vai trò ca trưởng nhóm

– Phải toàn tâm, toàn ý 100%

– Phải có quyền tự chủ cao nhất với NNC của mình

Vai trò ca hođng đào to và hun luyn các thành viên tr

Thành viên trẻ là thành phần rất quan trọng với bất kỳ NNC nào bởi đây là những người “thi công” trực tiếp các nghiên cứu. Với KHXH, thành viên trẻ là những người thu thập dữ liệu, chạy dữ liệu, chắp bút bản thảo, công tác hành chính… Ở các NNC trên thế giới, thành viên trẻ thường là các NCS, HVCH. Tại Việt Nam, thành viên trẻ chủ yếu phải lấy từ đội ngũ sinh viên. Tuy vậy, sinh viên thường có nhược điểm là quá trẻ và chưa được đào tạo về kỹ năng NC vì vậy sẽ khiến các trưởng nhóm NC phải mất nhiều thời gian đào tạo. Trong bối cảnh đó, các khóa đào tạo về PPNC tại RCISS là một giải pháp cho tôi. Từ những khóa học này, tôi có thể tuyển được các thành viên trẻ cho NNC của mình, bao gồm các sinh viên ĐH, giảng viên trẻ đang làm NCS… Mặc dầu vậy, có được các thành viên trẻ rồi chưa đủ, đào tạo, huấn luyện như thế nào để họ làm được việc hiệu quả trong thời gian ngắn mới là yếu tố quyết định. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã phát triển phương pháp huấn luyện mang tên nghiên cứu vi mô (micro-researching), dựa trên nền tảng phương pháp học vi mô (micro learning) nổi tiếng (Leong và cộng sự, 2021).  Một cách ngắn gọn, nghiên cứu vi mô xoay quanh 3 trụ cột chính:

– Mt là, NCKH phi gn vthc chiến.

– Hai là, vđ nghiên cu s được chia thành nhng bước nh (baby step).

– Ba là các nhà nghiên cu tr cn ch đng trong vic hướng dn nhau.

Vai trò ca hp tác trong nước và quc tế

Hình 1 thể hiện “bản đồ” hợp tác trong công bố của tôi với các cộng sự. Có thể thấy, ngoài việc đồng tác giả với các thành viên trong NNC của tôi, tôi còn hợp tác và đồng tác giả với các nhà khoa học từ nhiều NNC khác, nổi bật có thể kể đến các nhóm của TS. Vương Quân Hoàng, GS. Trần Trung, PGS. Nguyễn Tiến Trung, TS. Trần Quang Tuyến, GS Trần Thị Lý, GS. Lê Anh Vinh, GS. Nguyễn Đình Đức…

Hình 1. Bản đồ hợp tác công bố của các thành viên RCISS và các đồng nghiệp trong và ngoài nước (tính đến tháng 8/2023)

Sự hợp tác này có nhiều ý nghĩa:

Thứ nhất, hợp tác giúp RCISS chia sẻ được nguồn lực với các nhóm khác và đạt hiệu suất công việc cao hơn. Bài báo “International education as an export sector: an investigation of 49 Vietnamese universities and colleges using Bayesian analysis” (Phạm Hùng Hiệp và cộng sự, 2022) là một ví dụ điển hình phản ánh ý nghĩa này. Trong quá trình viết bài báo này, nhóm RCISS đôi lúc gặp khó khăn cả về phần phân tích dữ liệu lẫn phần biện giải, bình luận kết quả. Sự hợp tác với nhóm của TS. Vương Quân Hoàng và ThS. Hồ Mạnh Toàn giúp chúng tôi hoàn thiện phần phân tích dữ liệu. Trong khi đó, việc hợp tác với TS. Trần Lê Hữu Nghĩa giúp chúng tôi hoàn thiện phần biện giải, bình luận kết quả. Cuối cùng, bài báo đã được trên 01 tạp chí Q1 khá có uy tín.

Thứ hai, hợp tác giúp RCISS tiếp cận được với các phương pháp nghiên cứu mới, nguồn dữ liệu mới, nguồn tài chính, và cả các ý tưởng nghiên cứu mới. Ví dụ, trong bài báo “Economic efficiency of higher education institutions in Vietnam between 2012 and 2016: a DEA analysis” (Trần Thiện Vũ và cộng sự, 2023), nhờ việc hợp tác với TS. Trần Thiện Vũ, chúng tôi tiếp cận được với phương pháp nghiên cứu DEA là phương pháp trước đó chúng tôi chưa biết. Tương tự, trong bài báo “Investigating the impacts of core educational quality on the satisfaction and loyalty of parents of secondary school students: The mediating role of transformative quality” (Nguyễn Thế Thắng và cộng sự, 2021), nhờ hợp tác với nhóm của TS. Nguyễn Thế Thắng, chúng tôi có để có cơ hội tiếp xúc với 01 bộ dữ liệu rất hiếm từ khảo sát với phụ huynh học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam.

Thứ ba, hợp tác cũng giúp quá trình đào tạo và huấn luyện các thành viên trẻ nhanh và hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp 01 thành viên trẻ của RCISS sẽ được gửi sang làm việc cùng nhóm đối tác để nâng cao trình độ và ngược lại. Ví dụ minh họa cho trường hợp này là việc chúng tôi gửi ThS. Phạm Thanh Hằng sang làm việc với NNC của TS.Vương Quân Hoàng và đã công bố được khá nhiều bài trên các tạp chí uy tín[1]. Tương tự là trường hợp của ThS. Tạ Ngọc Thúy được chúng tôi cử sang làm việc với nhóm của GS. Trần Trung và công bố được bài báo “Investigation of the relationship between teacher job satisfaction, empowerment and loyalty: the difference between teachers of ethnic majority students and teachers of ethnic minority students in Vietnam“ (Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cộng sự, 2021).

Nguồn lực tài chính

Hiện nay, các nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động của RCISS bao gồm:

  • Nguồn hỗ trợ của 02 trường ĐH tư. Hai trường này cung cấp lương cố định nhằm duy trì mức cơ bản cho các thành viên NNC.
  • Các đề tài dự án, nghiên cứu các cấp mà thành viên NNC RCISS tham gia hoặc do chính bản thân NNC RCISS chủ trì.
  • Các khoản thưởng của các trường ĐH cho CBQT mà các thành viên của NNC được nhận.
  • Các hợp đồng tư vấn, triển khai với các đơn vị, tổ chức khoa học, giáo dục, phát triển trong và ngoài nước.
  • Chi phí thu được từ các khóa đào tạo, huấn luyện về phương pháp nghiên cứu của RCISS.
  • Các nguồn thu khác như viết bài cho báo phổ thông hoặc làm phản biện cho các TCKH trong nước.
  • Việc phải liên tục “vật lộn” tìm kiếm các nguồn thu cho NNC cũng giúp bản thân NNC luôn luôn phải đổi mới bản thân, thích ứng với bối cảnh mới từ đó luôn tạo cho mình động năng của sự phát triển.
Bảng 1. Một số kết quả đạt được của NNC RCISS giai đoạn 2018-2023

Suy nghĩ về việc phát triển nhóm nghiên cứu ở các trường đại học Việt Nam

    NNC đang dần trở thành một thiết chế không thể thiếu đối với các cơ sở GD ĐH tại Việt Nam. Ngày 30/12/2022, lần đầu tiên một nghị định về hoạt động KH&CN trong cơ sở GD ĐH được ban hành, trong đó nội dung về NNC được xem là một trong những điểm mới so với các quy định trước đó (Chính phủ Việt Nam, 2022). Bên cạnh đó, nhiều cơ sở GD ĐH trên cả nước cũng đã thành lập các NNC với kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động NCKH theo hướng hội nhập quốc tế. Từ kinh nghiệm xây dựng NNC RCISS của riêng mình, cùng với việc tham gia 1 số NNC tại các trường ĐH khác (ví dụ NNC Khoa học giáo dục và Chính sách, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc Gia Hà Nội; NNC Nghiên cứu Đổi mới Giáo dục, Trường Đại học Thành Đô), tôi xin có vài suy nghĩ muốn chia sẻ với hy vọng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các cơ sở GD ĐH và bản thân các NNC thêm 1 góc nhìn, để từ đó đưa ra các chính sách tốt hơn cho NNC và vận hành các NNC hiệu quả hơn.

    Trưởng nhóm

    Trưởng NNC phải là nhà khoa học uy tín (well-established researcher), minh chứng không chỉ bằng kết quả nghiên cứu khoa học (bài báo, H-index, các đề tài, dự án đã hoàn thành) mà còn ở khả năng đào tạo đội ngũ, kết nối và nhất là khả năng gây quỹ, kiếm tiền, dự án về cho nhóm. Không một NNC nào trên thế giới hoạt động chỉ dựa vào 01 nguồn tài trợ duy nhất của nhà trường hoặc của nhà nước. Theo quy định hiện hành (Nghị định 109/2022), Chính phủ Việt Nam cũng đang quy định yêu cầu về tiêu chí đối với trưởng NNC mạnh như trên.

    Đề xuất của tôi với nội dung này là cần đưa ra 1 bộ tiêu chí chung dành cho các trưởng NNC nhưng không nhất thiết mọi tiêu chí phải bắt buộc. Bên cạnh đó, một yếu tố mà bất kỳ trưởng NNC nào cũng quan tâm đó là quyền tự chủ. Trưởng NNC phải có quyền rất cao trong việc lựa chọn, điều chỉnh thành viên NNC cũng như các hoạt động nội bộ khác NNC. Mặc dù vậy, tại các trường ĐH, đặc biệt là trường công, nội dung này gần như là chưa được chú ý đúng mức. Việc thành lập NNC thường dựa trên các quyết định hành chính với danh sách các thành viên cứng, khá khó khăn hoặc chậm trong việc điều chỉnh. Các quyền hạn của các trưởng NNC cũng chưa rõ ràng. Tại nhiều trường, việc làm thành viên NNC chưa đồng nghĩa với việc giảm giờ dạy cũng như các nhiệm vụ khác, điều này chắc chắn sẽ là một rào cản cho việc phát triển các NNC ở các trường ĐH Việt Nam.

    Đào tạo thành viên trẻ

    Ở Việt Nam, để phát triển bền vững và cạnh tranh quốc tế, các NNC rất cần phải tuyển được các thành viên trẻ từ các HVCH và NCS. Điều này kèm theo những thay đổi căn cơ trong các trường ĐH về đào tạo SĐH. Phần lớn các chương trình SĐH ở Việt Nam ở Việt Nam hiện nay, danh là “chính quy”, nhưng thực tế lại là đào tạo theo mô hình “tại chức” khi người học vẫn vừa học vừa làm, lớp học chủ yếu tổ chức vào buổi tối và cuối tuần. Việc triển khai các chương trình SĐH thực sự “chính quy”, HVCH, NCS chỉ đi học, dành toàn bộ thời gian cho việc học sẽ là tiền đề tốt để họ tham gia vào các NNC. Tuy vậy, để triển khai được điều này, việc có các quỹ học bổng cho các HV CH, NCS để có thể yên tâm chỉ tập trung vào học cũng vô cùng cần thiết.

    Hợp tác trong nước và quốc tế

    Trong phần chia sẻ kinh nghiệm ở trên, tôi đã nêu 3 lợi ích của việc hợp tác này. Ngoài ra, riêng với hợp tác quốc tế, tôi nghĩ đây còn là cách để các NNC ở Việt Nam giữ chân các thành viên trẻ ở lại trong nước để học ThS, TS. Các thành viên trẻ có năng lực rõ ràng sẽ có nhu cầu được đi học ở nước ngoài, không chỉ vì vấn đề bằng cấp quốc tế mà còn là trải nghiệm. Việc có được các hợp tác quốc tế, kèm theo các học bổng cho các thành viên trẻ có thể sang các trường đối tác ở nước ngoài 1 vài tháng có thể là một lực hút tốt để giữ chân các thành viên trẻ ở lại trong nước để cùng gây dựng các NNC.

    Tài chính

    Theo quan điểm của tôi, các trường ĐH chỉ nên đầu tư cho các NNC ở mức độ căn bản, bao gồm lương cứng, các hoạt động thường xuyên, đầu tư ban đầu, chi phí “mồi”. Việc kiếm thêm nguồn thu để nâng cao thu nhập cho thành viên NNC phải là nhiệm vụ của trưởng NNC. Và khi NNC hoạt động đủ tốt, thậm chí họ cần có nghĩa vụ “chia sẻ” một phần nguồn thu cho nhà trường.

    Tài liu tham kho

    Chính phủ Việt Nam. (2022). Nghị định số 109/2022/NĐ-CP Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở Giáo dục Đại học. Thuvienphapluat.

    Leong, K., Sung, A., Au, D., & Blanchard, C. (2021). A review of the trend of microlearningJournal of Work-Applied Management, 13(1), 88–102.

    Nguyen, T. M. L., Tran, T., Pham, V. T., Le, T. T. H., Nghiem, T. T., La, T. P., Trinh, T. P. T., & Ta, T. N. (2021). Investigation of the relationship between teacher job satisfaction, empowerment and loyalty: the difference between teachers of ethnic majority students and teachers of ethnic minority students in Vietnam. International Journal of Inclusive Education, 1–14.

    Nguyen, T.-T., Pham, H.-H., Cao, Q.-T., Nguyen, X. A., & Do, M. T. (2021). Investigating the impacts of core educational quality on the satisfaction and loyalty of parents of secondary school students: The mediating role of transformative qualityCogent Education, 8(1).

    Pham, H.-H., Hoang, A.-D., Lai, S.-L., Dong, T.-K.-T., Tran, L. H. N., Ho, M.-T., & Vuong, Q.-H. (2022). International education as an export sector: an investigation of 49 Vietnamese universities and colleges using Bayesian analysisGlobalisation, Societies and Education, 1–19.

    Tran, T.-V., Pham, T. P., Nguyen, M.-H., Do, L.-T., & Pham, H.-H. (2023). Economic efficiency of higher education institutions in Vietnam between 2012 and 2016: a DEA analysisJournal of Applied Research in Higher Education, 15(1), 199–212.

    Đăng lại từ Tạp chí Giáo dục

    --- Bài viết này có hữu ích không? ---

    Nhấn sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá: 2

    Chưa có đánh giá.

    Có thể bạn quan tâm

    Tin Hot

    Tin đang nổi

    Theo dõi

    Tin ảnh