Liệu các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay thế các giảng viên thực sự hay không vẫn còn là một tranh cãi, tuy nhiên tại một trường đại học ở Hong Kong, môi trường học thuật số (digital academics) đã bắt đầu những bước đầu tiên của mình. Sinh viên lớp Sáng tạo Mạng xã hội tại trường Đại học Khoa học & Công nghệ Hong Kong (HKUST) đã được tham gia lớp học do AI giảng dạy trong 30 phút mỗi ca học, xen kẽ với tiết học từ giảng viên người thật.
Chủ yếu các giảng viên này xuất hiện trong video 2D, trong khi đó một số đã được phát triển ở dạng 3D và sinh viên có thể nhìn thấy thông qua kính thực tế ảo. Giảng viên AI sẽ dạy các chủ đề như mạng xã hội đóng vai trò thế nào trong sự bùng nổ của chiến dịch MeToo và ảnh hưởng của nó lên cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ gần đây. Chẳng hạn, sẽ có lúc Einstein xuất hiện để giảng về phương pháp nghiên cứu khoa học.
Trong khi khá nhiều tranh cãi về vai trò của AI trong giáo dục đại học chủ yếu tập trung đến mức độ tin cậy của thông tin trên các công cụ như ChatGPT, các giảng viên “ảo” tại HKUST không chỉ dựa trên dữ liệu trực tuyến mà còn được điều chỉnh và quản lý bởi các học giả người thật. Vai trò hiện giờ của AI là biến những thông tin này thành kịch bản giảng dạy phù hợp với tính cách của giảng viên Mặc dù vậy, trong tương lai, nhà trường mong muốn phát triển tính năng tự hỏi và trả lời từ AI và để sinh viên có cơ hội “giao tiếp” sâu hơn với AI.
Bên cạnh ChatGPT hay Copilot của Microsoft, các công cụ AI khác cũng đã được sử dụng để điều chỉnh ngoại hình và phong cách của các giảng viên ảo. Pan Hui, giáo sư tại HKUST cho rằng AI giúp giảm bớt gánh nặng công việc cho các giảng viên. Ông mong rằng AI thậm chí sẽ được sử dụng rộng rãi hơn để giúp các học giả có thời gian tập trung vào nghiên cứu, cũng như giúp sinh viên cải thiện tư duy phản biện hơn là dành thời gian để “kể lại” các thông tin cơ bản. Ông cũng cho rằng trong khi giảng viên không thể dành quá nhiều thời gian cho sinh viên, AI lại không gặp phải giới hạn này.
Giới học giả có các phản ứng trái chiều với dự án giảng viên ảo này của HKUST. Helen Crompton từ Đại học Old Dominion cho rằng các giảng viên AI có thể giúp sinh viên trải nghiệm các chủ đề trong môi trường thực tế ảo nhiều hơn, ví dụ như xem các thí nghiệm mà khó có thể được nhìn thấy trực tiếp ở môi trường thế giới thực. AI cũng có thể giúp giảm khối lượng công việc hành chính và quản lý cho giảng viên, chẳng hạn như việc phải trả lời các câu hỏi lặp đi lặp lại từ sinh viên. Các giảng viên AI thậm chí có thể làm tốt hơn giảng viên người thật trong việc nhận ra các dấu hiệu bất ổn từ sinh viên.
Tuy nhiên, cả giáo sư Crompton và Hui đều tuyên bố rằng: AI không thể thay thế được các giảng viên người thật và những cảm xúc mà họ có thể mang đến cho lớp học. Giáo sư Crompton cảnh báo rằng các nghiên cứu về AI cho thấy con người khi đánh giá AI thường chỉ tập trung vào việc nó thực tế tới mức nào thay vì quan tâm tới nội dung nó truyền tải. TS. LeBlanc cũng đồng ý với điều này, nhưng cũng thể hiện cái nhìn tích cực hơn rằng nếu như dự án này làm rõ được vai trò của nó trong việc giảng dạy và đốc thúc sinh viên, nó sẽ là một thí nghiệm rất giá trị. CHo tới cùng, LeBlanc cho rằng chúng ta vẫn cần các thí nghiệm và những câu hỏi táo bạo như vậy, để trả lời câu hỏi cốt lõi “Làm sao chúng ta có thể đổi mới học tập một cách căn bản hơn?”
Tuy nhiên, nếu như dự án này làm rõ được vai trò của nó trong việc giảng dạy và đốc thúc sinh viên, nó sẽ là một thí nghiệm rất giá trị. LeBlanc cho rằng “Chúng ta cần nhiều thí nghiệm như này hơn, và những câu hỏi bạo dạn hơn. Làm sao chúng ta có thể đổi mới học tập theo cách nền tảng hơn?”.
Lược dịch từ Times Higher Education
--- Bài viết này có hữu ích không? ---
Nhấn sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 0 / 5. Số đánh giá: 0
Chưa có đánh giá.