Không nên dùng xếp hạng liên ngành để đánh giá chất lượng nghiên cứu và đào tạo bậc đại học

Một vài học giả và chính trị gia vẫn đang tranh cãi về ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề xã hội bằng cách đặt chúng trong “mối quan hệ linh động” giữa những ngành học khác nhau. Tuy nhiên, Christopher Daley và Linda Hantrais cho rằng tính liên ngành không nên được sử dụng như thước đo đánh giá chất lượng nghiên cứu và đào tạo trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu. 

Tháng 10/2023, tạp chí Times Higher Education và học bổng tiến sĩ STEM Schmidt Science Fellows đã thông báo kế hoạch sử dụng Interdisciplinary Science Rankings (Bảng xếp hạng Khoa học liên ngành – ISR), một hệ thống xếp hạng các công trình nghiên cứu khoa học liên ngành trong năm 2024 nhằm “nâng cao chất lượng khoa học và hợp tác giữa các trường đại học”. Họ quyết định sử dụng hệ thống xếp hạng này bởi ba lý do sau: 

  1. Sự bất đồng trong giới khoa học và định nghĩa chưa nhất quán về liên ngành
  2. Các trường đại học không thống nhất về cách đánh giá liên ngành trong việc kết hợp giữa các tổ chức giáo dục, lĩnh vực và các nước khác nhau
  3. Việc khoa học xã hội và nhân văn dường như bị loại trừ khỏi xếp hạng này

Xác định tính liên ngành trong nghiên cứu và đào tạo

Trong bản báo cáo phát triển sản phẩm, Schimdt Science Fellows cho rằng liên ngành là “nơi mà các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau cùng đánh giá và giải quyết một vấn đề”. Một định nghĩa rộng hơn và được biết đến nhiều hơn về liên ngành cho rằng các nhà nghiên cứu từ các lĩnh vực khác nhau đang tìm cách để kết hợp những phong cách, lý thuật, phương pháp, kết quả cũng như ý kiến khác nhau của mỗi ngành học”.

Bằng cách sử dụng định nghĩa hẹp hơn của mình, bản báo của năm 2023 của Schimdt đã đánh giá chất lượng của môi trường nghiên cứu và đào tạo liên ngành trong quy mô 1200 trường học. Họ đã đánh giá dựa trên những gì họ cho là số liệu liên ngành đầu ra và đầu vào, bao gồm:

  1. Dữ liệu đầu vào mang tính định lượng mô tả “danh tiếng chung” – khoản đầu tư cho nghiên cứu liên ngành, cho nền công nghiệp và chi phí tuyển dụng.
  2. Cuộc khảo sát chất lượng để đánh giá sự khuyết khích, khả năng, khen thưởng và biên chế.
  3. Đánh giá đầu ra về sự thành công của kết hợp liên ngành giữa các nhà khoa học, dựa trên dữ liệu thư mục từ các chỉ số được trích dẫn.

Kết quả đầu ra từ bản báo cáo cho thấy kết luận đối lập hoàn toàn với dữ liệu đầu vào và trong suốt quá trình nghiên cứu. Dữ liệu đầu vào tập trung vào việc mô hình liên ngành ở Châu Âu được đầu tư rất nhiều. Còn ở dữ liệu đầu ra, bản báo cáo chủ yếu tập trung vào các bài luận văn nổi bật nhất trong giới tự nhiên và ngành khoa học vật lý trong giới nói Tiếng Anh, đồng thời còn là các bài báo gây nhiều vấn đề cho các nghiên cứu liên ngành bởi sự thiếu hút các bài báo đa ngành được đánh giá cao. 

Các công trình nghiên cứu liên ngành ít khi chỉ thuộc về một khoa hoặc một trường 

Một lý do chính cho việc sử dụng các báo cáo hay hợp đồng để xếp hạng chất lượng nghiên cứu và đào tạo là trọng tâm hẹp của các trường đại học. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không cho thấy được quy mô và bề rộng của các hoạt động nghiên cứu liên ngành được tổ chức bên ngoài trường và ngoài quốc tế. Không một dữ liệu nào được nghiên cứu dựa trên số liệu hay loại trường đại học, các khoản đầu tư, số lượng sinh viên, hay vai trò của các trung tâm nghiên cứu quốc gia và chính sách cho các bậc học sau phổ thông. Ví dụ như ở Anh, các tổ chức nghiên cứu liên ngành hoạt động như một thực thể độc lập, tuy nhiên vẫn có quan hệ ngoại giao với các trường có nhiều ngành. Hay như ở Đức và Pháp, rất nhiều nghiên cứu được tiến hành ngoài trường đại học.

Vì sao các ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn và Nghệ thuật không bao gồm trong xếp hạng này?

Một mối lo ngại khác về cách xếp hạng mới này là việc không có sự xuất hiện của các ngành học Khoa học xã hội nhân văn, và Nghệ thuật. Báo cáo này dẫn đến một cuộc tranh luận rằng liệu các nghiên cứu liên ngành có thể được đánh giá toàn diện nếu chỉ giới hạn trong các môn STEM. Các nhà nghiên cứu cho rằng nghiên cứu các môn khoa học là một điều kiện bắt buộc cho cách xếp hạng mới này. 

Cuối cùng, bảng xếp hạng của tạp chí THE vẫn sử dụng tính liên ngành đầy tranh cãi, phức tạp và mơ hồ này nhưng họ sử dụng những phương pháp tính toán đơn giản hơn và chỉ tập trung vào một số môn chuyên ngành nhất định. Những nỗ lực của họ để tạo nên khuôn mẫu cho tính liên ngành này thông qua các xác định các hoạt động toàn cầu và khuyến khích hợp tác liên ngành trong tương lai đáng được tuyên dương. Tuy nhiên việc áp dụng tính liên ngành vào một bảng xếp hạng nhỏ hơn đã dẫn đến một thách thức rằng họ sẽ chỉ hợp tác liên ngành vì sự tăng hạng trên bảng xếp hạng, hơn là để nâng cao chất lượng khoa học và thúc đẩy hội nhập. Nếu cách xếp hạng mới này được áp dụng, nghiên cứu và đào tạo liên ngành có khả năng sẽ biến chất thành công cụ phục vụ lợi ích thay vì sự hợp tác và phát minh giữa các lĩnh vực với nhau.

Dịch từ LSE

--- Bài viết này có hữu ích không? ---

Nhấn sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 1 / 5. Số đánh giá: 3

Chưa có đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

Tin Hot

Tin đang nổi

Theo dõi

Tin ảnh