Hiện nay, phần lớn kiến thức và thông tin liên quan đến các chi nhánh đào tạo ở nước ngoài (International Branch Campuses – IBCs) được sản xuất và truyền bá bởi các nước phương Tây, cũng như sự thiếu hụt sự hợp tác xuyên quốc gia, đã tạo ra một tình trạng bất cân bằng, nơi các nước phương Tây nắm giữ vị thế thống trị trong lĩnh vực nghiên cứu về IBCs. Đây là một phát hiện chính của một nghiên cứu khoa học lượng (scientometrics) gần đây về các công bố về IBCs được công bố trên tạp chí Studies in Higher Education vào ngày 21 tháng 3 qua. Nghiên cứu đã xem xét 173 bài báo được thu thập từ Web of Science Core Collection nhằm lập bản đồ nghiên cứu về IBCs và cách mà các yếu tố quyền lực ảnh hưởng đến nó. Tác giả của nghiên cứu thừa nhận rằng kết quả nghiên cứu của họ có hạn chế vì chỉ dựa trên một nguồn dữ liệu (Web of Science Core Collection), trong khi các thảo luận về IBCs còn xuất hiện ở các ấn phẩm và cơ sở dữ liệu khác.

Tính mới của nghiên cứu
Tim Rottleb, một nghiên cứu viên tại Leibniz Institute for Research on Society and Space (Đức) cho biết rằng đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu các cơ sở đào tạo nước ngoài (IBCs), và dữ liệu của các tác giả cung cấp “một cái nhìn tổng quan rất cần thiết và hữu ích” cho các học giả trong lĩnh vực này.
Ông còn nhấn mạnh: “Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng, trong giới học thuật toàn cầu tồn tại sự mất cân bằng quyền lực, tương tự như tình trạng bất bình đẳng xã hội nói chung. Đây là một hướng đi nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này bằng phương pháp định lượng phê phán.”
Vicky Lewis, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn chiến lược quốc tế cho giáo dục đại học, cho biết nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc trưng của nghiên cứu liên quan đến IBCs, một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây: “Thật hấp dẫn khi nhận thấy các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của phương Tây trong hoạt động của từng IBC cũng xuất hiện trong nghiên cứu về IBC.”
Kết quả nghiên cứu
Phân tích khoa học lượng (scientometric mapping) về nghiên cứu IBC cho thấy đây là một lĩnh vực đầy triển vọng và đang mở rộng, đặc trưng bởi số lượng tác giả lớn và nhiều nhánh chủ đề khác nhau, theo bài báo.
Thế dẫn đầu của phương Tây thể hiện rõ qua sự tham gia của các tác giả, tổ chức và tạp chí trong lĩnh vực này.
Mặc dù ngày càng có nhiều giả đến từ các nước phi phương Tây trong lĩnh vực IBC, các tạp chí hàng đầu vẫn chủ yếu thuộc về phương Tây. Điều này có thể gây khó khăn cho các học giả không thuộc phương Tây trong việc đóng góp vào và lan truyền kiến thức toàn cầu.
Theo công bố, sự áp đảo của các quốc gia phương Tây trong giới xuất bản học thuật có thể khiến các nhà nghiên cứu từ các nước khác phải áp dụng khuôn mẫu nghiên cứu của phương Tây khi nghiên cứu về các vấn đề địa phương. Điều này vô tình tiếp tay cho việc tạo ra tri thức mang dấu ấn của học thuật phương Tây, dẫn đến sự đồng nhất trong sản xuất tri thức.
Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra sự thiếu kết nối giữa các nhà nghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực IBC. Điều này hạn chế việc trao đổi ý tưởng và kiến thức đa dạng. Do đó, quan điểm của các học giả không đến từ phương Tây khó có cơ hội được tiếp nhận và công nhận rộng rãi.
Cấu trúc quyền lực kiến thức
Rottleb chỉ ra rằng sự thống trị của phương Tây trong nghiên cứu về các cơ sở đào tạo quốc tế (IBC) phần lớn do ảnh hưởng của quá trình lịch sử như như chủ nghĩa thực dân hoặc toàn cầu hóa tư bản. Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ phổ biến trong nghiên cứu (như tiếng Anh) và danh tiếng của các trường đại học và nhà nghiên cứu phương Tây cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thống trị của họ trong lĩnh vực nghiên cứu IBC.
Giáo sư Wilkins bổ sung rằng mặc dù Trung Quốc là quốc gia có nhiều IBC nhất, nhưng phần lớn nghiên cứu về lĩnh vực này lại được công bố bằng tiếng Trung hoặc trên các tạp chí ít được biết đến. Thêm vào đó, thuật ngữ chỉ định các IBC cũng khác nhau giữa các quốc gia, gây khó khăn cho việc tổng hợp các nghiên cứu liên quan.
Lợi ích của việc hợp tác
Nghiên cứu cho thấy hợp tác giữa các nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia là rất quan trọng để tạo ra một bức tranh toàn diện về các cơ sở đào tạo quốc tế. “Các học giả phi Tây phương không chỉ nên tăng sản lượng xuất bản mà còn phải đánh giá phê bình các tiêu chuẩn học thuật phương Tây, giảm sự phụ thuộc quá mức vào các khuôn mẫu học thuật phương Tây,” nghiên cứu nêu rõ. Ngoài ra, cần đa dạng hóa quá trình đánh giá và cung cấp hỗ trợ ngôn ngữ để tạo điều kiện bình đẳng cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới.
Khắc phục sự mất cân bằng
Để khắc phục sự bất bình đẳng trong nghiên cứu về các cơ sở đào tạo quốc tế, cần “khuếch đại chủ động kiến thức địa phương từ các tiếng nói phi Tây phương; tập trung vào các chủ đề mới nổi (ví dụ: các cách tiếp cận đạo đức đối với giáo dục xuyên quốc gia hay còn gọi là TNE); và hợp tác công bằng giữa các học giả phương Tây và phi phương Tây, được hỗ trợ bởi các sáng kiến giải quyết bất bình đẳng như những sáng kiến được nêu trong Hiến chương châu Phi về Hợp tác Nghiên cứu Biến đổi”. Ngoài ra, Hợp tác quốc tế giữa các nhà nghiên cứu là rất quan trọng để tạo ra kiến thức đa dạng và toàn diện. Do đó, cần phát triển thêm nhiều hợp tác quốc tế hơn và các nhà nghiên cứu cần tích cực xây dựng mạng lưới thông qua các hiệp hội nghiên cứu, hội nghị và các hoạt động tương tự.”
Lược dịch từ University of World News
--- Bài viết này có hữu ích không? ---
Nhấn sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 4 / 5. Số đánh giá: 1
Chưa có đánh giá.